Thứ Năm, 1 tháng 11, 2012

Lương giáo Hòa Ninh

"Giáo lương thì cũng một làng
đồng cùng chung gánh đôi đàng cùng đi.
Mỗi người một đạo thì tùy
miễn sao có ngãi có nghì với nhau" 
(Ca dao Hòa Ninh).
Làng Hòa Ninh son sẻ
ba giáp nối thanh thanh
ấp yêu đầm hói ngon lành
đôi nhánh sông Gianh vươn mình mát mẻ.

Hòa Ninh xôn xao như cô gái dậy thì
có mái đình dỏng dạc uy nghi
bên giáo ngự thánh đường lồng lộng.

Cày cuốc giáo lương chung đồng ruộng
Khoai mùa về, bột xé nghẹn cả đôi bên
Nước ngọt quanh năm chung giếng đầu làng
Chuôn giữ cá, hạn về, chung nhau tát.

Ngày mùa đông, chung che tơi bên giáo
Nắng vàng mùa, chung nón lá bên lương
Áo Đức Bà, tràng hạt ríu rít trước thánh đường
Có thợ bạc bên lương mài dũa.

Những lớp con làng
chung sân trường, chung thầy giáo
chung phập phồng, hỏng đậu những mùa thi.

Đạo Hòa Ninh mấy chục năm ni
thờ Chúa, có nhiều cha lên cung thánh,
có bà phước trắng tinh màu từ thiện,
có ông già sùng đạo Vatican.

...

Nhưng lương giáo Hòa Ninh
suốt bốn năm ròng
cách biệt một đàng ngang
thành hào đắp, chận tình trên dưới.

...


xóm làng nhớn nhác
lá rụng cành trơ
tre xanh bật gốc.

Trong veo nước ngọt giếng Bàu
giặc ngăn đón, nhớ thương gàu xóm dưới
Khoai lớn nứt vồng, vắng người đi bới
bông chiều trắng xóa, rụng xuống rác vùi.

Nhà cháy, người đi
bò rống từng hồi
trường xơ xác, ruộng đen cỏ rú.

Chuông thánh đường thành coòng (*) hương vệ
giáo lương phiên chợ nhìn không sửa mặt nhau!
lương giáo cùng khổ đau
chao ôi làng xóm tơi bời
nhưng chiên Chúa nhớ sấm truyền đạo lý!

Vắng giữa canh khuya, có người bên giáo
băng qua thành gánh nước biếu bên lương
nước ngỡ ngàng ngọt thắm tình thương
tình lương giáo chung soi lòng bát nước.

...

Hai năm nay đầm ấm giáo lương
em bé trở về, vang tiếng hát
Trai gái sớm chiều vui gánh nước
Hàng tre ton tả, đậm lá đậm màu
Lúa xum xuê, kín dãy thành hào
Quên hẳn màu xanh xưa tẩm máu.

...

Nguyễn Anh Tài


Chú thích: (*) coòng: tiếng Hòa Ninh có nghĩa là kẻng.

Bài thơ phản ánh tâm tình của tác giả là một anh bộ đội, nhà báo lương dân. Tôi đã bỏ đi những đoạn tuyên truyền về kháng chiến. Dù vậy, đây là một bài thơ hay, toát lên được tình yêu thương không phân biệt lương giáo.
Share:

1 nhận xét:

Được tạo bởi Blogger.

Thống kê

Top Menu

Theme Support