Thứ Năm, 3 tháng 5, 2012

Ca dao tục ngữ Hòa Ninh

Giáo lương thì cũng một làng
Đồng cùng chung gánh đôi đàng cùng đi.
Mỗi người một đạo thì tùy
Miễn sao có ngãi có nghì với nhau.





- Đi chợ xi nựa Hòa Ninh
lưỡng long ngươi đuổi uổng tình Trời cho
giờ đây người phải chăm lo
cày su cuốc bẩm mới no tháng ngày.


- Sông Gianh cả thảy ba nguồn
nguồn Nan, nguồn Nậy lại còn nguồn Son
Lòng thành dạ thiết cho tròn
Mai sau nên nghiệp cháu con hưởng nhờ.


- Chiều chiều đứng bến chợ Trường
ngó o con gái gánh hàng đi xuôi
tóc o búi tỏi bỏ đuôi
lòng tôi thương nhớ một người xóm côi.


- Hạ thôn đi chợ đã về
mua bông bán vải là nghề Hạ thôn
Hạ thôn trai thiếu gái thừa
Hòa Ninh, Vĩnh Phước qua cưa dập dìu.


- Mẹ già cuốc đất lôông khoai
nuôi con ăn học để mai mốt nhờ.


- Ngon như cơm với cá
ngọt như mạ với con.


- Nói xi cho hết xuyện đời
cụng một con người, kẻ ghét người thương.


- Đói thì ăn sắn ăn khoai
ăn cả củ mài, ăn trộm thì không.

- Chộ ăn thì lại, chộ cại thì đi.


- Bụng bì lì bất kỳ khoai sạu.


- Củi bùng dễ đun, chủi cùn dễ quét.


- Đạo Hòa Ninh như đinh đóng cột.


- Ngon rau đau nước kho.


- Cam Xã Đoài, khoai Mỹ Dụ, cụ Hòa Ninh.


- Cha nó lú, chú nó khôn
Mấy ai mà được vuông tròn như nhau.


- Con ơi chớ có thày lay
Việc người người biết, mình hay việc mình.


- Mật ong ăn lắm cụng nhàm
Giựng lời xu nịnh làm ràm chán ghê.


- Nhà cao xuột chạy đòn dông
mẹ quá, con quá không giôông cả đoàn.


- Qua cầu mà nỏ biết ơn
lẽ ra đây hận, đó hờn nỗi xi?


- Có giàu thì giàu đã lâu
chơ mô phải đợi 'buôn phao câu' mới giàu.


- Chấp chi con trẻ thiếu niên
mười điều đúc lại khôông nên một điều.


- Liệu cơm mà gắp mắm ra
liệu cựa liệu nhà mà gả con vô.


- Cây khô xuống nác cụng khô
phận nghèo đi đến nơi mô cụng nghèo.


- Làm người chớ lịch chớ quê,
chớ cho ai lận chớ hề lận ai.


- Thiệt vàng thử lửa thử than
chung mên (vách) thử tiếng, người ngoan thử lời.


- Đố ai lặn xuống vực su
mà đo miệng cá uốn câu cho vừa.


- Đói lòng ăn trấy khổ qua
nuốt vô thì đắng, nhả ra bạn cười.


- Đắng hơn ngâm quả bồ hòn
xót xa cay chát, ớt non ớt già.


- Chim không coi bộ chay bay
ngài khôn coi bộ lông mày tóc con.


- Chim khôn tránh bẩy, tránh do
cá không tránh sáo, trành nò, mắc đăng.


- Mẹ ga con vịt chít chiu
vịt đi đàng vịt, gà đi đàng gà.


- Nói lời phải giữ lấy lời
đừng dư con bướm đậu rồi lại bay.


- Phượng hoàng đậu chốn cheo leo
sa cơ thất thế phải theo đàn gà.


- Tham vàng bỏ ngãi ngài ơi
vàng ăn thì hết, ngãi tui vẫn còn.


- Đừng nên ăn xổi ở thì
đi không ai tiếc, ở thì không thương.


- Giàu đâu đến kẻ ngủ trưa
sang đâu đến kẻ say sưa tối ngày.


- Ở đời ai cụng muốn khôn
khôn mà khôn dại, dại còn dại khôn.


- Bạn cười thì mặc bạn cười
tháng 5 đi cưới, tháng 10 có con.


- Chủi cùn bà để trong rương
hể ai hỏi tới trầm hương của bà.


- Đi mô cho thiếp đi cùng
đói no thiếp chịu, lạnh lùng có đôi.


- Chàng ơi phụ thiếp làm chi
thiếp là cơm nguội phòng khi đói lòng.


- Nắng mưa là chuyện của trời
cấy cày là chuyện của người nông phu.


- Tiền mô đoong ló đoong khoai
tiền mô mà hỏi mụ hai cho chàng.


- Trăm năm đá nát bia mòn
tình thâm nghĩa cũ hãy còn nhớ thương.


- Măng cua nấu với ngạnh nguồn
ăn bao nhiêu miếng, thương chồng bấy nhiêu.


- Thương chồng nấu cháo le le
nấu canh bông bí, nấu chè hột sen.


- Cá lẹp mà kẹp lá mưng
mấy cơm cũng hết, mấy thùng cũng xong.


- Trời mưa thì mặc trời mưa
chồng tôi đi bừa đã có áo tơi.


- Lụt về cá gáy lên đô-ồng
củi khô xuống bể, bân nông trôi dà.


- Mần nông thì phải biết cày
biết đắp lộ mội biết gây ruộng bờ.


- Khôn ngoan chẳng khỏi thật thà
lừa thưn, tráo đấu không qua mắt người.


- Mất tiền mua cá khô-ông tươi
mua rau rauu héo, mua người ngẩn ngơ.


- Nước lên cá đối lên theo
hai bên bọ mạ đói nghèo cả hai.


- Đói mà dễ ở dễ ăn
giàu mà cửa ván cửa ngăn khó lòn.


- ham giàu đã chộ giàu xưa?
vừa ăn vừa khóc như mưa tháng mười.


- Chuyện người thì dấu đầu đuôi.
bao nhiêu chuyện người vạch lá tìm sâu.


- Ngồi thì trô-ốc cúi quá tai
ngó lại trô-ốc cúi bằng hai cái trình.


- Cơm sôi đừng cho đàn ông chộ
ló lổ chứ cho đàn bà đi thăm.


- Cá mòi béo, nước kho ngon
thầy ăn no quá thượt ra cả quần.


- Lật đật cụng phải quá giang
voi kia thủng thỉnh cụng sang khỏi đò.


- Thương ai quá xá quá chừng
trèo non quên mệt, ngậm gầng quên cay.


- Làm người thiệt đạ gian truân
đứt đi nối lại mấy lần chưa xong.


- Nhỏ thì thua mẹ thua cha
lớn thua vua chúa, ai mà thua ai.


- Tóc loăn quăn  việc mần bối rối
tóc mà dài vừa bối đạ trưa.


- Thương ai mặt mụi âu sầu
Tóc mây khô-ông bối, gương tàu khô-ông soi?


- Thương em khô-ông quản xa gần
cầu khô-ông tay vượn, cụng lần anh sang.


- Mẹ già hết gạo treo niêu
lấy đâu khăn đỏ khăn điều cho em?


- Mua vải xem biên, người hiền xem tướng.


- Chàng về thiếp một theo thầy
con thơ để lại chốn nầy ai nuôi?


- Chàng về thì đục cụng về
tùi cui để lại mần nghe xi ăn.


- Lạnh lùng anh đắp áo cho
Nghe lời ao dỗ em vày vò áo đi?


- Ai ơi hãy nghĩ về sau
đất liền cụng lở, huống cầu bắc ngang.


- Thứ nhất vợ dại trong nhà
thứ hai nhà dột, thứ ba bạn cười.


- Gặp nhau một miếng trù tiêm
một câu chào hỏi, một niềm vui tươi.


- Đừng che em xấu, em đen
em như nác đục, lóng phèn lại trong.


- Đàn ông đi biển có đôi
đàn bà sinh nở mồ côi một mình.


- Thiếp than phận thiếp ngây thơ
lấy chồng xa xứ, bơ vơ một mình.


- Có con mà gả chồng xa
một là mất giổ, hai là mất con.


- Lấy chồng ngheo khó giữa làng
còn hơn lấy là chồng sang xứ người.


- Cây khô xuống nước cụng khô
phận nghèo đi đến nơi mô cụng nghèo.


- Trách lòng quân tử ngu si
đồng thau che nhẹ, ham chì nặng cân.


- Rau lang nấu với rạm kê-ềng
ai muốn mần mọn mạ mê-ềng thì vô
mạ mê-eenfg nỏ nói xi mô
ai muốn mần mọn thì vô mà mần.


- Bánh trụng thì ngon
bánh hòn thì chát
bành xèo thì thơm
xúc một đọi cơm
cho thầy ăn với.


- Mình em lo bảy lo ba
lo cau lổ muộn, lo già hết duyên
có duyên đứng ngái cũng mê
không duyên ở cận ở kề như không.


- Lên non rúc một tiếng còi
thương con nhớ vợ quan đòi phải đi
không đi thì sợ quan đòi
đi thì tiếc tréc cá mòi kho măng.


- Một thương răng lệch có duyên
hai thương má lúm đồng tiền
ba thương ăn nói dịu hiên dể nghe
bốn thương dung hạnh trọn bề
năm thương chắc hẳn đề huề quyên gia.


- Lụa Khương hà anh chê sưa với đụng
bấp lấy lự hồ sướng bụng anh chưa?
bởi khi xưa anh hay kén hay lừa
bây chừ ôm lấy lụa sưa nhiều hồ!

Share:

2 nhận xét:

  1. Cay đắng phận gái nghèo làm dâu nhà giàu

    Bất chấp lời xì xào tham giàu mà quên nghĩa, chị từ bỏ mối tình 3 năm với anh chàng từ thời sinh viên để cưới con trai của một ông quan khá to ở Hà Nội chỉ để mong “đổi đời”…

    “Chuột sa chĩnh gạo”

    Khi chứng kiến một cuộc hôn nhân không “môn đăng hộ đối”, nhiều người thầm ganh tị: “Chuột sa chĩnh gạo” hoặc là “Mèo mù vớ cá rán”. Rồi “nàng lọ lem” sẽ “một bước lên tiên”, được sống một cuộc đời giàu sang, hạnh phúc bên chàng bạch mã hoàng tử. Nhưng mấy ai biết rằng “ở trong chăn mới biết chăn có rận”, làm dâu nhà giàu chắc gì đã sướng?
    Anh là dân Hà Nội “gốc”, bố là giám đốc một công ty xây dựng, mẹ anh cũng là chủ cửa hàng thời trang lớn trên phố. Anh ra trường, về đầu quân cho công ty bố và chức giám đốc cũng đã gần như trong tầm tay. Ai nhìn vào đức lang quân của chị Hồng (Định Công, Hà Nội) cũng thầm ngưỡng mộ và xen lẫn cả chút ganh tị thầm kín.

    Gia đình chị ở tỉnh lẻ, bố mẹ là công nhân nghỉ hưu. Nhà gần như khánh kiệt với việc nuôi 3 cô con gái học đại học. Ngày chị về nhà chồng hầu như tay trắng. Chị cũng e ngại trước những cái nhìn thiếu thiện chí của họ hàng nhà chồng, nhưng lại chợt nghĩ “mình lấy chồng chứ có phải họ hàng nhà chồng đâu mà lo”.
    Chị về làm dâu nhà giàu cứ nơm nớp e ngại. Rồi những lo sợ của chị cũng đã thành sự thật khi đến tháng thứ 3 mẹ chồng rủ rỉ khuyên chị nghỉ làm ở nhà lo chuyện gia đình. Chị ngần ngại nhưng thêm lời nói của chồng chị miễn cưỡng bằng lòng.
    Kể từ đó, đời chị Hồng chẳng khác gì một “con ở” theo đúng nghĩa. Chị từng chua chát: “Người ở còn có lương, chị thì làm không công, phần thưởng là những lời mát mẻ của mẹ chồng khi chị làm không vừa ý bà”.
    Sáng sớm chị tất bật với cơm nước, giặt giũ, lau nhà… cả núi công việc không tên đè lên vai cho đến tận đêm. Đã thế, mỗi lần có ai từ quê lên chơi mẹ chồng còn mát mẻ: “Hồng là sướng nhất, tôi gần sáu chục tuổi rồi còn nai lưng ra kiếm tiền. Con dâu thì ở nhà hưởng mát”.

    Không ít lần bà còn “thẳng toẹt” nói chị là ăn bám, vô công rồi nghề…Chị ân hận về quyết định nghỉ việc của mình. Chồng chị suốt ngày hội họp, gặp gỡ khách hàng…không một lần ngó ngàng đến vợ ở nhà.
    Lần chị ốm, bạn bè lớp đại học cũ đến thăm. Khi ra về mẹ chồng chì chiết chị: “Tôi nai lưng làm cho cô ở nhà đàn đúm à? Bạn với chả bè không khéo sểnh ra tí mấy đồ quý trong tủ cũng thó mất thì khổ”. Chị uất ức nói lại. Đêm đó chồng chị về đã gào lên: “Tôi đi làm đã mệt lắm rồi sao cô không để tôi yên. Ngày nào cũng để mẹ phàn nàn cô không thấy ngượng à?”...
    Chia sẻ với VietNamNet, Phó Chủ tịch – Tổng thư ký hội Khoa học – Tâm lý – Giáo dục TP.HCM ngậm ngùi xác nhận, hiện tại Việt Nam, rất nhiều người vợ, đặc biệt người vợ trong những gia đình trí thức phải cắn răng cam chịu do bị chồng và gia đình nhà chồng ngược đãi, bạo hành (cả thể xác và tinh thần).
    Tiến sĩ Luông cũng khuyên người phụ nữ khi thấy cuộc sống hôn nhân là địa ngục: “Theo tôi, ly hôn chưa hẳn là tiêu cực, tỷ lệ ly hôn cao chứng tỏ người phụ nữ biết sống thực hơn cho mình. Cuộc hôn nhân như thế không chỉ làm người phụ nữ héo hắt, chết mòn mà còn đào tạo ra những đứa con giống y hệt cha, mẹ chúng”.

    Trả lờiXóa
  2. “Tham vàng bỏ ngãi”
    Chị T. Hiền (nhân viên kế toán của một công ty tư nhân trên đường Láng Hạ, Hà Nội) đã bất chấp “lời ong tiếng ve” xì xào chuyện chị tham giàu mà quên nghĩa. Chị từ bỏ mối tình 3 năm với anh chàng người yêu tỉnh lẻ từ thời sinh viên để cưới con trai của một ông quan khá to ở Hà Nội.

    Ngày cưới, hội trường rộn rã, đoàn xe rước dâu kín cả ngõ vào. Khỏi phải nói bố mẹ cô dâu hãnh diện như thế nào. Nhưng sau một đám cưới ngọt ngào là những ngày đắng cay chưa từng có đang đợi chị Hiền.
    Nhà chồng bề thế nên cứ có việc lớn việc bé gì là họ hàng lại lục đục kéo đến. Mỗi lần có khách là họ hàng xa đến chơi chị lại nai lưng ra phục vụ, dọn dẹp, cơm nước. Chị về nhà chồng bữa trước, bữa sau mẹ chồng cho cô ôsin nghỉ việc với lí lẽ: “Có con dâu rồi, bày vẽ giúp việc làm gì cho tốn kém. Làm thế cũng là tạo cơ hội cho con dâu bày tỏ sự chu đáo, hiếu thảo với nhà chồng”.
    Chồng chị luôn viện cớ việc làm phải đi công tác xa, lâu dần khiến Hiền sinh nghi và một lần dò hỏi chị mới ngã ngửa khi biết chồng đã nuôi bồ nhí gần năm nay. Không chỉ một cô, anh ta còn “tòm tem” với cả những góa phụ tuổi chẳng lấy gì trẻ trung hơn chị.
    Trong khi bố mẹ chị không hề hay biết, và mẹ chồng thì vẫn điềm nhiên đi khẳng định với hàng xóm: “Nó được vào làm dâu nhà giàu là nhất rồi. Nhà tôi có thiếu cái gì nữa đâu. Như người ta lấy chồng vẫn phải nai lưng ra làm để mua nhà, sắm sửa…ai được như nó đâu”.
    Chị kể, năm lần bảy lượt chị rủ rỉ bàn chồng ra ở riêng nhưng chồng chị lại là người nhu nhược. Anh không chỉ sợ mẹ phật ý mà nghĩ đến cảnh rời bỏ sự sung túc hiện nay để hàng tháng phải lo lắng trả tiền thuê nhà, điện nước…anh đã “toát cả mồ hôi hột”.
    Cuộc đời là của mình, hạnh phúc cũng là của mình, không thể vì lóa mắt trước sự giàu có mà… lặng lẽ đưa chân để cuộc đời là cả một tấm bi kịch sau ngày kết hôn. Ân hận, chị chấp nhận phương án ly hôn trong những giọt nước mắt muộn màng. Chị bảo, thà một lần đau còn hơn cả đời sống trong địa ngục. “Ừ thì, cũng mang cái tiếng qua một lần đò” - chị thở dài.

    Châu Lan

    Trả lờiXóa

Được tạo bởi Blogger.

Thống kê

Top Menu

Theme Support