Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

Hòa Ninh quê tôi

Hòa Ninh quê tôi xứ đạo yên vui,
giữa hai dòng sông chảy.
Sạu nếp, khoai tây,
ruộng vườn san sát,
lúa ngát xóm làng.



Bên tê cầu chợ Ngang làng Vĩnh Phước,
bên ni chợ Mới xứ Cồn Nâm.
Đây thánh đường Minh Lệ,
kín bờ tre chờ đợi kẻ đi về.

Chị tôi đi bán môộng.
Anh tôi chở củi về.
Nhìn chợ Mới đông vui,
thêm nhớ lại ngày xưa sum họp.

Đường quê quăn quắt bờ lau bụi hóp,
nối Minh Lệ, Diên Trường.
Câu kinh tiếng hát những buổi chiều tà
tổ ấm lòng ta
tổ ấm lòng ta thánh đường xinh mát.

Bóng ngô đồng lặng lẽ
khi mùa nắng chang chang
có nhà phòng nghiêm trang
bên kia đường đi Thọ Ninh, Thọ Hạ.

Ai đi chợ Côi, ai đi chợ Dẻ
dừng chân lại đã, về đến xóm làng ta.
Xóm làng ta Diên Trường vất vả
với đáu, kiềng, mây, gióng quanh năm
như trên dưới lo chăm
một lòng đạo đức ngay thực.

Qua giếng Vường náo nức
đi lên họ Xóm Đồng
thánh đường trắng xóa giữa chòm bao bọc hình cung
sống những ngày lam lụng cưa đục quanh năm
bồ cót, mùa màng, yên thân thủ phận trong xóm ngoài thôn.

Ai về Hòa Ninh,
đây Hậu Thôn bên đường quan lớn
cùng Hạ Lân khó nhọc quanh năm
Tiền Môn, Tiền Miếu đủ ăn
thợ thầy tứ xứ quanh năm đủ nghề.

Cối xay, nôống, nẻn, gàu, thúng, oi, tơi,
chợ búa khắp nơi,
năm ngày một chợ Ba Đồn đò giang không mỏi;
rồi chợ Mới, chợ Côi, chợ Điền, chợ Sải
môộng lứa này bán hết lứa kia...

Người Hòa Ninh chăm chỉ
Người Hòa Ninh như ong giữa mùa hè
ruộng ít người đông, tre vòng quanh xóm
một tình yêu trên dưới bà con.

Rồi bảy ngày một bữa lễ
các họ đổ về như nước như non.
Nhìn nhà xứ cha con
ngôi nhà ba gian rộng
trắng xóa tường vôi, cây xanh lồng lộng
dừa nghiêng bóng mát bờ hồ
bên trường Dom Bosco
vi vút hàng dương liễu...

Ôi nhớ xưa một đời cha già Thuận
đổ mồ hôi xây dựng
cả cơ đồ hai giáp Hòa Ninh!

Rồi Vĩnh Tân qua phố phường chợ búa
nước chảy thuyền trôi lên nguồn xuống bể
đêm đêm tiếng mẹ già em nhỏ cầu kinh.

Ai về Hòa Ninh khoai vàng sạu trắng
đất nhiều đời văn vật tổ tiên
đã dâng cho Giáo Hội những đứa con hiền.
Hãy làm rạng rỡ
hỡi những lứa tuổi xanh!

Lm Trần Thanh Hương,
người đã từng giúp xứ Hòa Ninh 1958
Share:

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

Bí quyết sống thanh thản

Cuộc sống luôn có những điều làm phiền chúng ta bất cứ lúc nào. Càng “để ý” đến chúng càng khó xử và thêm bực mình. Hãy cố gắng thắp lên một ngọn nến còn hơn cứ ngồi nguyền rủa bóng tối.

Ngọn nến to hay nhỏ không thành vấn đề, quan yếu là chúng ta có nỗ lực hay không. Chúng ta không thể thoát gian khổ và nghịch cảnh, nhưng chúng ta có thể giữ lòng thanh thản trước mọi bất trắc. Đây là vài “mẹo” để khả dĩ sống thanh thản:

1. Tự vấn lương tâm. Khi giận ghét người khác, bạn sẽ bất an và có thể hành động sai. Tuy nhiên, khi bị ai ghét thì lòng bạn cũng khó thanh thản. Vậy bạn hãy tự vấn lương tâm xem có làm ai mếch lòng hay không, nếu cần thì đừng tiếc một lời xin lỗi. Sự bình an tâm hồn cần thiết nhất cho cuộc sống. Có thể nghèo khổ, nhưng lòng phải thanh thản.

2. Tĩnh lặng. Mỗi ngày, đặc biệt trước khi đi ngủ, bạn nên dành 10 - 15 phút để tập trung, giúp lắng đọng tâm hồn. Cố gắng loại bỏ mọi phiền toái và lo lắng để giữ cõi lòng bình an, nhờ vậy mà bạn có thể ngủ ngon. Thể lý khỏe thì tâm hồn mới có thể thoải mái để vui sống.

3. Tự thân vận động. Một danh ngôn xác nhận: “Hãy tự giúp mình rồi trời sẽ giúp”. Ai cũng biết vận động không chỉ tốt cho cơ thể (khỏe mạnh, ngừa bệnh và trị bệnh) mà còn tốt cho tinh thần: Một tinh thần sáng suốt trong một cơ thể khỏe mạnh. Nhưng lại không được người ta kiên trì vận động. Thuốc chỉ là liệu pháp khi bất đắc dĩ, không thể bằng liệu pháp tự nhiên (vận động và ăn uống lành mạnh). Không nên thức khuya, nhưng nên dậy sớm. Rồi tập thể dục, hít thở không khí trong lành, bấm huyệt, vận động để máu lưu thông tốt, tránh rượu, thuốc và thức ăn nhiều dầu mỡ. Chắc chắn bạn sẽ không cần... bác sĩ!

4. Dự đoán. Cuộc sống luôn nhiêu khê hơn ta tưởng. Đơn giản như tờ giấy cũng có hai mặt huống chi các tình huống khác trên đời. Không bi quan đến nỗi sợ thất bại, nhưng cũng đừng chủ quan đến nỗi kiêu ngạo. Làm việc gì cũng nên đưa ra hai tình huống “thuận” và “nghịch”. Nếu xuôi chèo mát mái thì quá tuyệt vời, bạn tận hưởng hạnh phúc. Nhưng nếu gặp sự cố, bạn vẫn có thể thanh thản vì đã chuẩn bị tinh thần để không tuyệt vọng - dù có thể thất vọng một chút. Tất cả chỉ là tương đối, không thay đổi được tình huống thì đừng tự giày vò mình. Cuộc đời nên tính bằng “chiều sâu”, đừng tính theo “chiều dài”. Có những người chết trẻ nhưng là gương sáng cho bao người noi theo!

5. Nỗ lực không ngừng. Nhàn cư vi bất thiện. Ăn không ngồi rồi dễ... sinh “tật xấu” (nghĩa đen và bóng). Đại đế Napoléon, đã phải thốt lên: “Chiến thắng một đạo quân còn dễ hơn chiến thắng chính mình”. Não càng hoạt động càng tạo các nối kết nhiều hơn và phong phú hơn. Vả lại, nhờ cố gắng mà bạn không hổ danh. Những người thành công và nổi danh trên thế giới (về mọi lĩnh vực) cũng đã bao phen “chao đảo” mới có được thành tựu đáng kể. Các thiên tài cũng có những người đã từng bị chê là “chỉ số IQ dưới mức trung bình” hoặc bị đuổi học từ... lớp ba!

TRẦM THIÊN THU
Share:

Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012

Diễn từ của TGM Leopoldo Girelli tại lễ khai mạc Năm Đức Tin của Giáo hội VN

Cuối thánh lễ khai mạc Năm Đức Tin của Giáo hội Việt Nam tại Thanh Hoá ngày 12/10/2012, Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli có một bài diễn từ quan trọng cho Giáo hội Việt Nam, trong đó ngài kêu gọi tự do tôn giáo. 

Gợi ý về việc sống đạo trong Năm Đức Tin, ngài cho rằng sống niềm tin không chỉ dừng lại việc cử hành bên ngoài mà còn phải đi vào chiều sâu nội tâm. 

Khi liên tưởng đến ngôi tháp của nhà thờ chính toà Thanh Hoá, ngài ví "niềm tin của con người như một khát vọng hướng về trời cao". 


Sau khi “đánh giá cao sự cộng tác của chính quyền địa phương với giáo phận Thanh Hoá”, ngài ước mong các giáo phận khác cũng được như thế. 


Đặc biệt, vị Sứ thần Toà Thánh kêu gọi mở rộng “tự do tôn giáo”, mong sao Giáo hội Công giáo Việt Nam, cùng với các tôn giáo khác, được nhiều tự do hơn để sống niềm tin của mình. 


Ngài nói rằng “những giới hạn bên ngoài” không giới hạn được “sự tự do bên trong”, nơi đó con người được hiệp thông với Thiên Chúa. 


Với người tín hữu Việt Nam, ngài mời gọi họ dấn thân cho công cuộc tân Phúc Âm hoá, và noi gương các thánh tử đạo Việt Nam, những người đã hi sinh cả mạng sống mình để trung thành với đức tin.

Share:

Thứ Hai, 15 tháng 10, 2012

Lễ khai mạc Năm Đức Tin của Giáo hội Việt Nam



GPVO - 31 giám mục, hàng trăm linh mục và hàng chục ngàn giáo dân đã tham dự lễ khai mạc Năm Đức Tin của Giáo hội Việt Nam tại giáo phận Thanh Hoá ngày 12/10/2012, một ngày sau lễ khai mạc của Đức Giáo hoàng ở Roma.

Buổi lễ bắt đầu lúc 8:30, do Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng giám mục Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, chủ sự.

Một niềm vui lớn là buổi lễ này có sự hiện diện của Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli, đại diện không thường trú của Toà Thánh tại Việt Nam. Ngoài ra, còn có một giám mục đến từ Hàn Quốc.

Số lượng tín hữu đông đảo đến từ các giáo phận trong nước và có cả cộng đoàn tín hữu Việt Nam hải ngoại, tạo nên một sự hiệp thông rất cụ thể.

Lượng người tham dự đông hơn nhiều so với số người dự lễ do Đức giáo hoàng Benedicto XVI chủ sự ở Roma ngày hôm qua.


Trước thánh lễ, cộng đoàn phụng vụ nghe trích đọc tự sắc
Porta Fidei của Đức giáo hoàng. Sau đó, Đức cha Chủ tịch HĐGMVN tuyên bố "Năm Đức Tin tại Giáo hội Việt Nam bắt đầu từ ngày 12/10/2012".


Và ba vị tổng giám mục của ba giáo tỉnh Hà Nội, Huế, Sài Gòn tiến lên mở cánh cửa năm thánh.


Đại diện Toà Thánh thắp sắng ngọn lửa đức tin

Đương đầu với cuộc khủng hoảng đức tin
Trong bài giảng, Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên đề cập đến "các cơn khủng hoảng trong nhiều lãnh vực như kinh tế, văn hóa, gia đình và luân lý", và cho rằng "nguyên nhân sâu xa của các cơn khủng hoảng này là do khủng hoảng đức tin".
Điều này được minh hoạ bằng lời của Đức giáo hoàng: “Chúng ta đang phải đối diện với một cuộc khủng hoảng đức tin sâu xa, một sự mất ý thức tôn giáo là điều tiêu biểu cho một trong những thách thức lớn nhất đối với Giáo Hội ngày nay”. 
Vị giám mục của giáo phận Hải Phòng dẫn giải: Đức tin “không phải là một mớ những công thức hay lý thuyết suông, nhưng là cuộc gặp gỡ với một Đấng, một Con Người. Đó là Đức Giêsu, Con Thiên Chúa [...] Nhờ có đức tin vững vàng, chúng ta có thể đứng vững trước những thử thách và phong ba bão táp của cuộc đời”.
Ngài cho rằng vẫn còn tình trạng “đức tin bị giới hạn trong nhà thờ và trong một số nghi thức phụng vụ”. Và điều lý tưởng là đức tin phải “chi phối trọn vẹn tư tưởng, lời nói và việc làm” của người tín hữu.
Về phương diện xã hội, vị giảng lễ nhận xét: “Trong xã hội Việt Nam hôm nay, bên cạnh những tiến triển khả quan đáng mừng, vẫn còn đó một tình trạng đáng lo ngại: những vụ việc chém giết, cướp bóc, lừa lọc ngày càng gia tăng. Những vấn đề như phá thai, ly dị, tội phạm nơi vị thành niên ngày càng nghiêm trọng. Tiếc rằng, những vụ việc trên đôi khi cũng xảy ra nơi người Công giáo.”
“Trong một xã hội nhiều tiêu cực như thế, thay vì lên án phê bình, người Công giáo chúng ta hãy tự hỏi: tôi có thể làm gì để bớt đi những tội ác và tệ nạn trong xã hội?
Đó quả thực là một thách đố lớn cho người tín hữu Việt Nam.

Đức tin giống như ngọn tháp hướng lên trời cao
Bài phát biểu của vị đại diện Toà Thánh
Cuối thánh lễ, Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli có một bài diễn từ quan trọng cho Giáo hội Việt Nam.
Gợi ý về việc sống đạo trong Năm Đức Tin, ngài cho rằng sống niềm tin không chỉ dừng lại việc cử hành bên ngoài mà còn phải đi vào chiều sâu nội tâm.
Khi liên tưởng đến ngôi tháp của nhà thờ chính toà Thanh Hoá, ngài ví "niềm tin của con người như một khát vọng hướng về trời cao".
Sau khi “đánh giá cao sự cộng tác của chính quyền địa phương với giáo phận Thanh Hoá”, ngài ước mong các giáo phận khác cũng được như thế.
Đặc biệt, vị Sứ thần Toà Thánh kêu gọi mở rộng “tự do tôn giáo”, mong sao Giáo hội Công giáo Việt Nam, cùng với các tôn giáo khác, được nhiều tự do hơn để sống niềm tin của mình.
Ngài nói rằng “những giới hạn bên ngoài” không giới hạn được “sự tự do bên trong”, nơi đó con người được hiệp thông với Thiên Chúa.
Với người tín hữu Việt Nam, ngài mời gọi họ dấn thân cho công cuộc tân Phúc Âm hoá, và noi gương các thánh tử đạo Việt Nam, những người đã hi sinh cả mạng sống mình để trung thành với đức tin.
Nhà ngoại giao người Italia dùng những từ ngữ khá “ngoại giao”, thẳng thắn và cởi mở; và cho rằng những lời của mình “không phải là không thể nghe được”.
Phát biểu của vị đại diện Toà Thánh thực sự gây bất ngờ cho cử toạ cũng như giới quan sát.  

Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli, sinh ngày 13 tháng 3 năm 1953 tại Predore, tỉnh Bergamo, Italia, lãnh chức linh mục ngày 17 tháng 6 năm 1978 thuộc giáo phận Bergamo, tốt nghiệp Học viện Ngoại giao Tòa Thánh, được tấn phong giám mục ngày 17 tháng 6 năm 2006, hiện đảm nhận nhiều chức vụ ngoại giao của Tòa Thánh tại khu vực Đông Nam Á bao gồm: Sứ thần Tòa Thánh tại Singapore, Sứ thần Tòa Thánh tại Malaysia, Khâm sứ Tòa Thánh tại Brunei Darussalam, Đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam và Sứ thần Tòa Thánh tại Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Trước thánh lễ, người viết có nói chuyện với cha Andrea, thư ký của Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli, và được biết rằng cha thư ký thường xuyên ở Việt Nam, nhờ đó vị đại diện Toà Thánh am hiểu khá rõ về tình hình Việt Nam.

Buổi lễ khai mạc Năm Đức Tin của Giáo hội Việt Nam kết thúc hồi 11:30.

Hôm nay, Giáo hội Việt Nam cùng hiệp thông với giáo phận Thanh Hoá dâng thánh lễ tạ ơn nhân dịp giáo phận này kỷ niệm 80 năm thành lập, đồng thời khánh thành trung tâm mục vụ và lễ đài của giáo phận.

John Phạm
Share:

Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2012

Cẩn thận khi dùng email và internet


Hôm nay, tôi muốn nhắc các bạn cẩn thận khi dùng email và internet. Ngày nay chuyện gian dối quá nhiều. Đã nhiều lần tôi thấy những email gởi đến kêu gọi gia nhập các trang web xã hội thí dụ như Face Book, như nhiều lắm quên mất tên… Cũng có nhiều trang web bắt ghi danh mới cho xem. Đa số bạn ta vô tình lọt bẫy. Internet là chốn giang hồ toàn là bí danh ẩn danh, người lương thiện và kẻ ác đều y nhau, các bạn nên cẩn thận lắm lắm. 
          
1. Thí dụ ngày nào đó các bạn nhận được email của tôi gởi đến mượn các bạn chừng năm bảy trăm hay một vài ngàn đô vì lý do đi du lịch ngoại quốc bị mất hết giấy tờ và tiền bạc. Có bạn thấy thương tình bèn gởi tiền cho mượn. Té ra là đưa tiền cho kẻ gian.
          
2. Chuyện điển hình khác là các bạn nhận được email thông báo vừa trúng rút thăm của Google, của Microsoft …. Được 500,000 đô. Muốn nhận số tiền nầy thì các bạn phải ghi chi biết tên tuổi nghề nghiệp ngày sinh số account trong ngân hàng, địa chỉ…số phone… Vậy mà cũng có người mắc mưu kẻ gian khai hết “lý lịch” cũng như ghi danh gia nhập.
          
Hoặc có khi các bạn nhận được email nói rằng “tôi” là “đốc tờ” XYZ, chức vụ nầy nầy trong ngân hàng (tên và địa chỉ lạ hoắc) thấy có số tiền vô chủ. Nếu các bạn hợp tác với “tôi” thì mình chia đôi… Muốn hợp tác thì cho tôi biết tên tuổi và gia phả ba đời của bạn...
          
Hoặc tôi là nhân vật chức sắc ở quốc gia “Công Gô” có vài trăm triệu đô muốn chuyển ra ngoại quốc, nếu bạn hợp tác thì tôi sẽ chia cho bạn vài triệu đô đánh bài chơi. Muốn vậy thì bạn đưa gia phả của bạn cho tôi.
          
3. Chuyện gạt nhau khác nhẹ hơn là những webpage xin tiền phước thiện. Kế đó là loại email xin tiền để mổ tim, cắt bướu cho cháu bé mầm non Nụ Hồng nào đó. Gởi đi càng nhanh, càng nhiều càng tốt. Các bạn lầm thì rán chịu, nhưng vô tình hại bạn bè khi forward chúng đi tiếp theo lời kêu gọi “càng nhanh, càng nhiều càng tốt”. Tại sao loại email nầy có hại các bạn tự tìm hiều. Viết hoài mỏi tay quá rồi.
          
4. Chuyện thứ tư tinh vi hơn là kêu gọi ký tên thình nguyện thư chống một chuyện gì đó. Thí dụ qua email kêu gọi hãy log vô website nầy nầy để ký tên thỉnh nguyện thư kêu gọi nhà “cầm đồ” Lào ngưng xây đập trên sông Mekong (hay đem cầm nguyên cả đất nước), hoặc ký tên kêu gọi chánh phủ đừng làm một chuyện nầy chuyện nọ. Nhiều bạn thấy hữu lý vội vã làm ngay mà không kịp suy nghĩ coi website đó là do ai làm ra, nhóm người lập ra đó là những người tin được không?
          
Khi mà các bạn ký tên vào “thỉnh nguyện thư” rồi thì có khi tên tuổi các bạn được thu thập gởi về… để ghi vào sổ đen. 
          
5. Chuyện kế tiếp là có khi các bạn sẽ nhận được email xin vài chục đô gây quỹ. Nếu các bạn cho qua credit card thì eo ôi Ông Địa, người ta biết số credit card và lý lịch các bạn rồi, không biết tương lai họ có dùng credit card của các bạn để mua hàng hoá hay đi Las Vegas đánh bài không. Ngay cả các bạn gởi biếu tấm check đi nữa thì số tiền trong check đó chạy vô túi ai các bạn đâu biết dù cho trên check ghi rõ là trả cho “Qũy cứu trợ nạn lụt năm Ất Dậu”.
          
Ngày nay một đứa bé cũng có thể lập một webpage lớn để mọi người log vô thấy tưởng là do tổ chức nào có uy tín lắm. Có những website buôn bán hàng hoá khi log vô tưởng là của một công ty có hàng ngàn nhân viên, đâu có ngờ đó là webpage do một người duy nhất làm ra. Người nầy vừa là chủ nhân, vừa là thơ ký, vừa là nhân viên bán hàng, vừa là nhân viên giao hàng.            
Nhân đây nói thêm: Nếu các bạn thường dùng credit card để mua sắm qua Internet thì nhớ dùng cái credit card có mức tiền tối thiểu chừng $1500 thôi, đừng dùng cái credit card có limit vài chục ngàn đô.
          
Các bạn biết có nhiều chuyện mình đâu nói “trần” ra được. Nếu các bạn quan tâm và muốn tránh cho tương lại không bị mắc bẫy thì nên đọc từ từ hay đọc lại một lần. Với mấy hàng trên các bạn nên đọc những chữ vô hình nằm giữa hai hàng chữ thật.
          
Cũng vì những lý do đó mà tôi gọi Internet là chốn giang hồ có nhiều chông gai cạm bẫy. Hoa thơm cỏ lạ cũng có nhưng hiếm lắm, đa số là những kiến thức chết người, là hình “Photoshop”. Kẻ ngây thơ như đa số chúng ta thì “ngàn đời” vẫn bị gạt. Muốn tránh được phần nào thì phải luôn luôn có “chánh niệm” khi đi xách keyboard và bình cà phê dấn thân vào chốn giang hồ.

Huỳnh Chiếu Đẳng
Share:

Thứ Năm, 4 tháng 10, 2012

Sao không?


Sao em không lần chuỗi?
Những lúc trời gió mưa,
Khi đêm về tăm tối,
Khi lá rụng vườn trưa. 
 
Sao em không lần chuỗi?
Khi trời mới rạng đông,
Khi sương mai ngọt bùi,
Tỏa ngát trên ruộng đồng. 
Sao em không lần chuỗi?
Cảm tạ Mẹ nhân lành
Ơn Mẹ như mưa tưới,
Hồn em cánh đồng xanh. 
 
Sao không lần chuỗi?
Sao không lần chuỗi?
Bước đường em đi tới,
Lần chuỗi nhé em ơi! 
 
Sao em không lần chuỗi?
Mái tóc thề chấm vai,
Bâng khâng ngày dong duổi
Nhung nhớ bóng hình ai. 
 
Sao em không lần chuỗi?
Khi lặng ngắm chiều buông,
Trong cô đơn ngậm ngùi,
Lệ đắng chảy vào hồn.
 
Sao em không lần chuỗi?
Cảm tạ Mẹ nhân lành
Ơn Mẹ như mưa tưới,
Hồn em cánh đồng xanh.
 
Sao không lần chuỗi?
Khi trái gió trở trời,
Em mong manh yếu đuối,
Đến cùng Mẹ em ơi.
Share:

Thứ Hai, 1 tháng 10, 2012

Con dâng Mẹ

Thân lạy Mẹ từ bi nhân ái,
trước ngai thiêng Mẹ đoái nghe con,
thiết tha cất tiếng nỉ non
kính dâng lên Mẹ toàn thân yếu dòn.

Con dâng Mẹ linh hồn tội lỗi,
các tài năng cùng với công ơn,
xác hèn cùng với ngũ quan,
hành vi cử chỉ không phân trọng hèn.

Con dâng Mẹ ưu phiền đau khổ
cả những cơn cám dỗ gay go
nết hư tội lỗi nhỏ to
lẫn vào đời sống từng giờ từng giây.

Con dâng Mẹ

Share:
Được tạo bởi Blogger.

Thống kê

Top Menu

Theme Support