Thứ Năm, 29 tháng 9, 2011

Cọng hành bà chằng


Xưa kia có một bà nông dân dữ tợn. Khi bà chết chẳng để lại một việc lành phúc đức nào, do đó ma quỉ chờ lệnh của Thiên Chúa đưa bà xuống hỏa ngục để dìm vào trong hồ lửa. Nhưng thiên thần bản mệnh vẫn đứng bên cạnh bà, cố gắng suy nghĩ, may ra tìm được một việc lành nào do bà đã làm  để bầu cử cho bà trước tòa Thiên Chúa. Sau cùng, thiên thần nhớ ra một điều : nó không lớn lắm, nhưng là điều thiên thần  có thể đưa ra biện minh trước Thiên Chúa. Thiên thần nói với Thiên Chúa:

- Xưa kia, bà đã nhổ một cọng hành trong vườn của bà và đem cho một người ăn xin nghèo khó.

Thiên Chúa trả lời :
- Được lắm. Hãy lấy cọng hành, để bà bám chặt vào nó, rồi kéo bà lên thiên đàng. Nếu thiên thần kéo bà lên được, hãy cho bà vào thiên đàng. Còn nếu cọng hành bị đứt, bà ấy sẽ ở dưới hỏa ngục muôn đời.

Thiên thần đưa cho bà cọng hành :
- Nào, mau lên ! Hãy nắm chặt lấy nó để ta kéo ngươi lên thiên đàng.

Và thiên thần kéo rất cẩn thận. Vừa kéo bà lên được một chút, những người tội lỗi khác nhìn thấy bèn cố gắng giành nhau bám vào chân của bà để họ cũng sẽ được cứu thoát. Nhưng người đàn bà đã vùng vẫy dữ dội, đá họ văng ra, đồng thời la hét rằng :
- Ta đã được cứu chứ không phải các ngươi. Đây là cọng hành của ta, không phải của các ngươi.

Ngay khi bà vùng vẫy la hét như vậy, cọng hành đã bị đứt, và bà bị rơi xuống hồ lửa. Vị thiên thần bản mạnh chỉ thương tiếc cho thân phận của bà rồi quay bước ra đi mà thôi.

(Nguyễn Văn Thái, Sống lời Chúa giữa dòng đời, năm C, tr 74)
Share:

Thứ Tư, 7 tháng 9, 2011

Rau diếp cá - vị thuốc đa năng


rau_diep_caDiếp cá từ lâu đã được Đông y dùng chữa các bệnh về tiêu hóa, phát ban, tắc sữa... Gần đây, Tây y cũng phát hiện ra nhiều tác dụng quý của nó như kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng, chống ung thư. 
Rau diếp cá còn có tên là giấp cá, cây lá giấp hoặc ngư tinh thảo, tên khoa học là Houttuynia cordata Thumb., mọc chủ yếu tại các nước châu Á, từẤn Độ đến Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan... Ở nước ta, diếp cá mọchoang khắp nơi, thường ở các vùng đất ẩm, được trồng làm rau ăn hoặcdùng làm thuốc.
Diếpcá có vị chua, cay, tính mát, tác động vào 2 kinh can và phế. Tác dụng chủ yếu là thanh nhiệt, giải độc, thoát mủ (đối với mụn nhọt làm mủ), thông tiểu tiện, giảm phù thũng, sát khuẩn, chống viêm.
Trongy học dân gian, diếp cá được dùng chữa các chứng bệnh như: táo bón, trĩ(6-10 g sắc uống hằng ngày), sởi, mày đay (giã nát vắt nước cho uống),viêm tai giữa, sưng tuyến vú, tắc tia sữa (dùng lá khô 20 g hoặc tươi40 g, sắc nước uống hằng ngày), viêm thận, phù thũng, kiết lỵ (dùng 50g tươi sắc uống), tiểu buốt, tiểu dắt (dùng rau diếp cá, rau má tươi,lá mã đề rửa sạch, vò với nước sôi để nguội, gạn nước uống).

Theonghiên cứu của y khoa hiện đại, trong cây diếp cá có chấtdecanoyl-acetaldehyd mang tính kháng sinh. Loại rau này có tác dụngkháng khuẩn như ức chế tụ cầu vàng, liên cầu, phế cầu, trực khuẩn bạchhầu, e.coli, trực khuẩn lỵ, xoắn khuẩn leptospira. Nó cũng có tác dụngđối với virus sởi, herpes, cúm và cả HIV, do tác động vào vỏ bọcprotein của virus. Diếp cá còn diệt ký sinh trùng và nấm. Liều dùng30-50 g rau tươi, có thể ăn sống, xay nát uống hoặc giã đắp ngoài da.
Cũngtheo Tây y, diếp cá giúp lợi tiểu do tác dụng của chất quercitrin, làmchắc thành mao mạch, chữa trĩ do tác dụng của chất dioxy-flavonon. Ngoài ra, nó còn có tác dụng lọc máu, giải độc, giải nhiệt, kháng viêm,tăng sức miễn dịch của cơ thể.
Mộtnghiên cứu tại Viện đại học Y dược Toyama, Nhật Bản, đã cho thấy tácdụng chống ôxy-hóa của 12 loại dược thảo và hợp chất được chiết xuất từchúng. Diếp cá là một trong 4 chất có tác dụng chống ôxy hóa mạnh nhất.Hợp chất quercetin của diếp cá loại trừ được các gốc tự do "cứng đầu"nhất.

Theo một nghiên cứu của Đại học Y khoa Koahsiung, ĐàiLoan, diếp cá có tác dụng ức chế đáng kể đối với sự sinh sản của virusherpes simplex. Nó được xem là dược thảo chữa trị bệnh này. Đại học Koahsiung cũng phát hiện diếp cá có tác dụng ngăn chặn 5 dòng tế nàoung thư máu.
Một số nghiên cứu khác cho thấy diếp cá có tác dụng chống viêm xoang kinhniên và polyp, làm tăng tưới máu sau phẫu thuật. Chất Houttuyninbisulphat natri chiết xuất từ nó có thể điều trị viêm tuyến vú.

Share:
Được tạo bởi Blogger.

Thống kê

Top Menu

Theme Support