Thứ Bảy, 26 tháng 2, 2011

Chọn Thiên Chúa hay tiền của - 8TNA

Chúa nhật 08 TNA
Lm Đinh lập Liễm

A. DẪN NHẬP
Cuộc đời là một chuỗi những sự lựa chọn. Bất cứ ai đều phải có sự lựa chọn cho đời sống của mình về phương diện tinh thần cũng như vật chất. Trên bình diện tôn giáo, Đức Giêsu đã chỉ dẫn cho chúng ta cách lựa chọn: ”Các con không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền của được” (Mt 4,24). Và Ngài đã đòi chúng ta một sự lựa chọn dứt khoát: một là Thiên Chúa, hai là Tiền của. Chúng ta có quyền tự do lựa chọn và phải gánh chịu hậu quả về sự lựa chọn đó.

Chúng ta là những người khôn ngoan đã dứt khoát chọn lựa Thiên Chúa vì chúng ta là con của Ngài, đã được dựng nên giống hình ảnh Ngài. Một khi đã chọn Thiên chúa, chúng ta phải tuyệt đối yêu mến và tin tưởng vào sự quan phòng của Ngài. Chúa khuyên chúng ta đừng quá lo lắng về cơm ăn áo mặc, hãy nhìn xem chim trời, hoa cỏ đồng nội thì biết. Nhưng chúng ta phải lưu ý: Chúa khuyên chúng ta đừng “lo lắng” nhưng phải biêt “lo liệu”. Lo lắng là dấu chỉ chưa đủ tin tưởng vào Chúa, còn lo liệu là biết khôn ngoan sắp đặt mọi sự trong hiện tại cũng như trong tương lai trong sự yêu mến và tin tưởng phó thác cho Chúa.

Tin tưởng phó thác vào Chúa quan phòng không có nghĩa là ỷ lại, để cho Chúa lo mọi sự, nhưng trái lại, phải có sự cộng tác của chúng ta. Đây là bằng chứng: ngày từ đầu Thiên Chúa đã trao trái đất cho con người coi sóc, Đức Giêsu đã làm nghề thợ mộc tại Nazareth và thánh Phaolô cũng chủ trương ai không làm việc thì không có quyền ăn. Vậy, trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta cứ làm việc bình thường, đừng bồn chồn lo lắng. Hãy quên đi quá khứ, hăng say làm việc trong hiện tại và đặt tương lai vào trong bàn tay Chúa quan phòng.

B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: Is 49,14-15
Dân Israel bị lưu đày bên Babylon, sống cơ cực dưới sự đè nén của ngoại bang, họ đâm ra chán nản, thất vọng. Họ cho rằng Thiên Chúa đã quên họ. Họ đã bị bỏ rơi. Niềm tin bị giảm sút.
Nhưng tiên tri Isaia đã khẳng định với dân: Thiên Chúa không bao giờ bỏ quên họ bởi vì họ là con của Ngài. Ông đưa ra một hình ảnh sống động và cụ thể: có người mẹ nào mà bỏ quên con mình? Cho dù người mẹ có bỏ quên con mình đi nữa thì Thiên Chúa sẽ không bao giờ bỏ quên đâu.

+ Bài đọc 2: 1Cr 4,1-5
Tín hữu Corintô có nhiều tinh xấu như óc bè phải, tính kiêu căng, tự phụ. Hôm nay thánh Phaolô nhắc nhở họ phải đề phòng một tính xấu khác, đó là xét đoán.
Thực ra, không ai biết được con tim khối óc của người khác, chỉ là phỏng đoán, duy một mình Thiên Chúa mới biết được chính xác. Vì thế, mọi người hãy dành quyến xét xử cho Thiên Chúa “Đấng thấu suốt lòng mọi người”.

+ Bài Tin Mừng: Mt 6, 24-34
Hôm nay Đức Giêsu nói với cả người giầu lẫn người nghèo phải biết lựa chọn. Chỉ có hai con đường để lựa chọn, đó là phụng sự Thiên Chúa hay phụng sự Tiền của.
Phụng sự Thiên Chúa là sống theo Tin mừng, theo Hiến chương Nước Trời và tìm kiếm sự công chính của Thiên Chúa, nghĩa là tìm biết và thi hành thánh ý Ngài.

Nếu phụng sự Chúa thì phải tin vào Chúa quan phòng. Đành rằng chúng ta phải làm việc để giải quyết đời sống vật chất như cơm ăn áo mặc… nhưng chúng ta phải dành ưu tiên cho việc tìm kiếm Nước Trời, còn mọi sự khác Ngài sẽ ban cho.

C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Bắt cá hai tay
Người Việt nam chúng ta thường dùng câu tục ngữ “Bắt cá hai tay” để chỉ những người tham lam, mưu cầu nhiều việc. Ta phải hiểu câu tục ngữ này như thế nào? Nhân dân ta hiểu câu tục ngữ này theo nghĩa đen là: mỗi tay bắt một con, và kết quả là tuột mất hết chẳng bắt được con cá nào. Chẳng thế mà ca dao Việt nam đã từng khuyên nhủ mọi người:
Thôi đừng bắt cá hai tay
Cá thì xuống bể, chim bay về ngàn.
Câu tục ngữ này có thể minh họa một phần nào lời Đức Giêsu nói trong bài Tin mừng hôm nay: ”Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia; hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ kia. Các con không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền của được” (Mt 6,24).

I. PHẢI BIẾT CHỌN LỰA
1. Lựa chọn là điều cần thiết
Ngày nay người ta nói nhiều đến dấn thân. Dấn thân, nhập cuộc là thân phận của con người. Sống là dấn thân, mà dấn thân thì phải lựa chọn. Sống là một chuỗi những lựa chọn. Chính những lựa chọn này sẽ làm cho người ta thành công hay thất bại, trở thành người tốt hay người xấu, được hạnh phúc hay phải đau khổ. Đã chọn lựa điều này thì phải bỏ điều kia. Từ bỏ bao giờ cũng là một giằng co, nuối tiếc.

Đức Giêsu muốn các môn đệ của Ngài phải chọn lựa dứt khoát, không có thái độ lưng chừng hoặc bắt cá hai tay. Người bắt cá hai tay bao giờ cũng là kẻ thua thiệt nhất. Hôm nay phải chọn lựa hoặc Thiên Chúa hoặc Tiền của.

2. Phải chọn lựa thế nào?
a) Thời xa xưa, trong thời vua Achab trị vì, dân Israel đã bỏ Chúa mà đi thờ dân ngoại Baal. Tiên tri Êlia đã hô hào dân chúng hảy trở về với Thiên Chúa, phải dứt khoát lựa chon: ”Các ngươi nhảy khập khiễng hai chân cho tới bao giờ? Nếu Đức Chúa là Thiên Chúa, hãy theo Người; còn nếu là Baal thì cứ theo nó” (1V 18,21)
b) Thời nay, Đức Giêsu cũng cảnh báo cho những người tôn thờ tiền của như sau: ”Các con không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền của được” (Mt 6,24)

* Ý nghĩa chữ “Tiền của”
Tiền của ở đây được viết bằng chữ hoa, tiếng Aram là MAMMON, có nghĩa là Tiền của. Nếu tiền được thần hóa như thế, thì sức mạnh thống trị của nó không thể coi thường. Nếu tiền và Thiên Chúa đã được Đức Giêsu đưa lên bàn cân để người ta lựa chọn, thì quyền lực của nó phải là vô song.
* Ý nghĩa chữ “tôi” và “chủ”.
Đối với người xưa “không ai được làm tôi hai chủ” có ý nghĩa hơn đối với chúng ta. Từ ngữ là “tôi” trong nguyên ngữ Hy lạp là “nô lệ”, làm nô lệ cho; còn từ “chủ” để chỉ quyền sở hữu tuyệt đối. Ý nghĩa câu này sẽ rõ hơn nếu chúng ta dịch: không ai có thể làm nô lệ cho hai ông chủ.

Để hiểu ý nghĩa, có hai điều chúng ta cần nhớ về người nô lệ thời xưa. Nô lệ, trong quan điểm luật pháp, không phải là một con người mà là một đồ vật. Nô lệ tuyệt đối không có gì cả, chủ có thể sử dụng nô lệ thế nào cũng được. Đối với luật pháp, nô lệ là một dụng cụ sống, ông chủ có thể bán, đánh đập, quăng ra ngoài hoặc giết đi, vì ông ta sở hữu người nô lệ y như sở hữu một đồ vật. Thứ đến, nô lệ thời xưa không có chút thời giờ nào là của riêng. Mỗi giây phút của đời sống nô lệ đều thuộc về chủ…

Đây chính là mối dây liên hệ của chúng ta đối với Thiên Chúa, ta không có quyền gì cả. Thiên Chúa là chủ tuyệt đối. Không bao giờ chúng ta được hỏi: tôi muốn làm gì? Nhưng luôn luôn hỏi: Chúa muốn tôi làm gì?

3. Nguy hại của thần Mammon.
Thần Mammon hay thần Tiền của có một sức mạnh vạn năng, nó giải quyết phần lớn các nhu cầu của con người, nên tiền của hấp dẫn lạ lùng. Người Vệt nam chúng ta có câu:
Có tiền mua tiên cũng được
Hoặc:
Mạnh về gạo, bạo về tiền
Lắm tiền, nhiều gạo là tiên trên đời.
Ngay cả việc đạo cũng phải có tiền mới xong:
Có thực mới vực được đạo.

Nguyên ngữ Mammon chỉ có nghĩa là của cải vật chất. Nguyên nghĩa của nó không phải là một chữ mang ý nghĩa xấu. Các rabbi Do thái vẫn dạy: ”Hãy quí trọng mammon của người khác như của chính ngươi”, nghĩa là mọi người phải coi tài sản vật chất của người khác quí trọng như tài sản của mình.

Tiền của là như vậy, nhưng tại sao Đức Giêsu lại gay gắt với tiền của như thế? Thật ra, Ngài không lên án tiền của, Ngài chỉ cảnh báo những ai ham mê của cải mà thôi. Hay nói cách khác, Thánh Kinh đã nói: ”Lòng ham tiền của là cội rễ mọi điều ác” (1Tm 6,10).

Và chúng ta phải công nhận rằng tiền của là phương tiện hữu hiệu Chúa ban, để bảo tồn sự sống đời này, và để mua Nước Thiên đàng đời sau. Tự bản chất của tiền là tốt, nó là hồng ân Thiên Chúa tặng ban cho con người.

Tiền của chỉ trở nên xấu khi ta quá tôn thờ nó, như một ông chủ sai khiến hành hạ đời ta, thậm chí lấy luôn mạng sống ta.

Tiền của chỉ trở nên đáng ghét khi ta quá tham lam thu tích nó mà quên đi bổn phận chia sẻ với anh em, như người giầu có xử tệ với Lazarô nghèo khó.

Tiền của chỉ trở nên án phạt khi ta quá ham mê nó mà từ bỏ Thiên Chúa, như Giuđa bán Thầy vì mê 30 đồng bạc.

Tiền của chỉ trở nên cạm bẫy khi ta quá bám víu vào nó mà không còn tin cậy vào Thiên Chúa quan phòng, như người phú hộ ham hưởng khoái lạc không kịp ăn năn.

Vì thế, Đức Giêsu thật có lý khi cấm chúng ta không được làm tôi tiền của. Ngài cảnh báo như thể để mưu cầu hạnh phúc đời đời cho chúng ta.

Truyện: Nô lệ hay tự do
Hôm ấy, trời vừa rạng đông, ông hoàng nói với tên đầy tớ: ”Xem chừng anh mơ ước giầu có lắm. Vậy từ giờ này cho đến lúc mặt trời lặn, anh có sức ngần nào thì cứ chạy. Tất cả những ruộng vườn, ao cá anh chạy vòng quanh được, ta cho anh hết”.

Anh vui sướng quá! Cha chết sống dậy cũng không bằng. Anh liền cắm đầu chạy, chạy vùn vụt như Hạng Vũ trên con ngưa Ô-Truy. Chín mười tiếng đồng hồ qua, chàng làm chủ được mấy cánh đồng bao la bát ngát. Chàng vừa dừng chân, thì một hồ cá mênh mông với mặt nước trong ngần huyền ảo phán chiếu ánh mặt trời đã xế chiều. Chang lại chạy tiếp. Sau cùng, màn đêm buông rơi. Chàng hổn hển quay bước trở về, để làm bậc tỷ phú với “Ruộng vườn cò bay thẳng cánh, ao hồ mặc sức cá đua”.

Nhưng vừa bước chân vào ngưỡng cửa, chàng ngã lăn xuống bất tỉnh. Vợ con vội vàng thuốc thang săn sóc… Nhưng vô hiệu. Nhà tỷ phú đã trút linh hồn sau một ngày dài lao lực quá mức. Người ta đào cho chàng một chỗ nghỉ trong lòng đất, vừa dài, vừa rộng, nhưng không quá ba tấc đất.

Đó là kết cục của một con người ham mê tiền của, để nó sai khiến như một tên nô lệ, phải vắt cạn kiệt sức lực cho tới chết, mà không được mảy may hưởng dùng.

Sự nô lệ cho tiền của là một bệnh “ung thư” thật sự của xã hội chúng ta. Nhắc lại như thế là việc tầm thường. Nền văn minh Tây phương đang tự phá hủy chính mình dưới nhịp độ dữ dội mà cuộc chạy đua đuổi theo cái “tiện nghi”, cái “xa hoa”, những đồ dùng lạ mắt bắt ép nền văn minh ấy. Chính con người trở thành nạn nhân của “đồ bỏ đi ấy của Satan” như cách gọi của tác giả người Ý, Papini.

II. TIN VÀO CHÚA QUAN PHÒNG
1. “Đừng lo lắng về của ăn áo mặc”
Tiếp theo việc phải chọn lưa giữa Thiên Chúa và Tiền của, Đức Giêsu khuyên chúng ta đừng lo lắng về cơm ăn áo mặc, hãy xem chim trời và hoa đồng nội, chúng sống thế nào!

Chúng ta cần phân biệt giữa “lo lắng” và “lo liệu”. Chúa bảo chúng ta đừng lo lắng chứ không phải đừng lo liệu. Lo lắng vì không tin tưởng vào Thiên Chúa quan phòng. Mọi lo lắng đều liên hệ đến tương lai, mà tương lai là điều chưa có thật. Trái lại, lo liệu là vẫn lo làm việc hôm nay, tiên liệu cho ngày mai, nhưng luôn tin cậy phó thác cho Chúa.

Lo lắng chủ yếu là không tín thác vào Chúa. Sự không tín thác như thế có thể hiểu được nơi người ngoại giáo với tin tưởng vào một thần linh ganh tị, thất thường, không thể đoán trước được, nhưng không thể hiểu được nơi một người đã học gọi Thiên Chúa là Cha. Khi chúng ta đặt chính mình vào đôi tay của Thiên Chúa, chúng ta mở lòng mình để hưởng nhờ ơn Chúa bảo vệ chúng ta. Và chúng ta có thể sống đời sống của mình và cử hành giây phút hiện tại.

2. Hãy tin vào Chúa quan phòng
Quan phòng là hành động của Thiên Chúa hướng dẫn con người và thế giới cách nào đó mà ta không ngờ. Nó không phải là định mệnh, hay số mệnh như quan niệm bình dân. Bình dân hiểu: số mệnh, định mệnh là sự ấn định trước cho mỗi người phải chịu một kiếp sống tốt hay xấu, sướng hay khổ, thành hay bại giống như rút thăm, rút số ghi sẵn cái gì thì phải lãnh cái đó.

Quan phòng là việc của người Cha khôn ngoan sáng suốt, đầy tình thương mến, hy sinh tận tụy lo toan cho con, nhưng cũng rất tôn trọng tự do sáng kiến của con, khi con hết lòng yêu mến, kính phục Cha, nó sẽ hết lòng vâng theo lời hay lẽ phải của Cha.

Phụng vụ Chúa nhật hôm nay nhắc nhở cho ta điều mà ta không bao giờ được quên là ta tùy thuộc vào Chúa từng hơi thở. Chúa là Chúa các tạo vật. Ngài nắm quyền ban sự sống và đem lại cái chết. Ngài cầm vận mạng mọi loài trong tay.

Trong bài đọc 1, tiên tri Isaia nhắc nhở cho dân chúng là ngay cả khi họ bị lưu đầy bên Babylon, Chúa vẫn nhớ họ và không bỏ rơi họ. Mặc dầu bị án phạt, Chúa vẫn nhớ họ và giải thoát họ khỏi nô lệ. Sứ điệp của tiên tri Isaia bảo ta là phải đặt tin tưởng phó thác vào Chúa, ngay cả trong những ngày đen tối, bởi vì Thiên Chúa không bỏ rơi dân Người. Isaia còn đưa ra hình ảnh người mẹ với đứa con, không bao giờ người mẹ bỏ quên con, và giả như người mẹ có quên con đi chằng nữa thì Thiên Chúa cũng không bao giờ bỏ ta là con Ngài.

Tin mừng cũng nói lên một sứ điệp tương tự Lời Chúa vang dội bên tai ta như là lời an ủi vỗ về: ”Các con chớ áy náy lo lắng mà nói rằng: chúng ta sẽ ăn gì, uống gì hoặc sẽ lấy gì mà mặc… Cha trên trời biết rõ chúng con cần những sự đó” (Mt 6,31-32).

Truyện: Người mẹ không quên con
Một phụ nữ nghèo nàn ở trong một giáo xứ tại Dublin có một đứa con trai và đứa con này làm tan nát đời bà.

Anh ta không chịu làm việc mà dùng thời giờ để uống rượu và la cà với những kẻ phá rối. Anh lấy trộm hết những vật có giá trị của bà trong nhà. Bao nhiêu lần, bà đã cầu xin anh thay đổi đời sống, nhưng anh từ chối không làm. Anh làm cho trái tim mẹ anh tan nát và đời sống bà trở nên khốn khổ.

Có lúc anh ta phải vào tù. Hẳn là bà bỏ mặc anh ta? Không đời nào. Bà đến nhà tù thăm anh ta không bỏ tuần nào, mỗi lần đều mang theo thuốc lá và những đồ dùng khác cho anh ta trong một cái bao nhỏ. Một ngày nọ, một linh mục trong giáo xứ gặp bà lúc bà đang trên đường đến nhà tù.

“Đứa con trai này làm đời bà tan nát” vị linh mục nói. “Nó sẽ không bao giờ thay đổi. Tại sao bà không quên nó đi”?
“Làm sao tôi có thể quên nó được”? bà đáp lại. “Tôi không thích việc nó làm nhưng nó vẫn là con tôi”.

Bạn có thể nói rằng người mẹ ấy điên. Tuy nhiên bà chỉ làm điều mà bất cứ bà mẹ nào đúng nghĩa một bà mẹ không thể không làm, đó là yêu thương con của mình dù ở hoàn cảnh nào. Một bà mẹ không bao giờ bỏ cuộc. Đối với hầu hết chúng ta, tình thương của bà mẹ là một tình yêu của con người đáng tin cậy nhất. Nên không lạ gì khi Kinh Thánh dùng tình yêu của bà mẹ như một hình ảnh của tình yêu Thiên Chúa (McCarthy).

3. Quan phòng và hành động.
Tin vào Chúa quan phòng không phải là trao hết mọi việc vào tay Chúa rồi sống ỷ lại với tư tưởng: ”Trời sinh voi, trời sinh cỏ” rồi “ngồi há miệng chờ sung rụng”. Tin Chúa quan phòng không được mang tính cách thụ động, không phải thái độ vô vi, yếm thế, buông trôi. Đức tin chân chính phải thể hiện bằng việc làm, càng tin, càng phải đem hết sức mình cộng tác vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa: biết xây dựng trần thế tốt đẹp như khi Ngài dựng nên mọi sự tốt đẹp.

Nếu Đức Giêsu nói: ”Các con không phải làm gì cả, cứ tin vào Chúa quan phòng” thì tại sao trong toàn bộ Thánh Kinh, ngay từ đầu, Thiên Chúa đã nói điều ngược lại? Chương đầu tiên của sách Sáng thế đã cho chúng ta lệnh truyền: ”Hãy thống trị đất và bắt nó pục tùng”.

Thật ra, Đức Giêsu khẳng định: ”Vì thợ đáng được nuôi ăn”(Mt 10,10). Điều này được hiểu ngầm rằng người nào không làm việc, người đó không có quyền ăn như thánh Phaolô kết luận (2Tx 3,10). Và cũng phải đọc lại lời lên án nghiêm khắc của người đã không làm sinh lợi nén bạc mà người đó đã lãnh nhận (Mt 25,14-30). “Còn tên đầy tớ vô dụng kia, hãy quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài”.

Vả lại, Ở Nazareth, Đức Giêsu đã có một nghề nghiệp: Ngài đã trải qua kinh nghiệm sống đổ mồ hôi, sôi nước mắt. Và cũng như 20 gia đình tạo thành ngôi làng nhỏ miền quê ấy, Ngài cũng phải sở hữu ít đồng ruộng và một vài gia súc. Đức Giêsu hoàn toàn biết rằng tiền bạc có ích và cần thiết cho cuộc sống.

Nhà nho cũng hiểu điều đó khi nói: ”Thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức”: trời hành động kiên cường thế nào thì quân tử cũng phải tự cường, hết sức làm như thế, không ngưng nghỉ. Quân tử là con trời, con vua, là hiền nhân, minh triết, phải biết tri thiên mệnh: biết ý trời, biết mệnh lệnh của trời để làm theo. Tin có thiên mệnh, tin cáo đạo Trời, chính là tin Thiên Chúa quan phòng sắp xếp mọi trật tự cho muôn loài trong trời đất.

Nhà nho chân chính Nguyễn công Trứ luôn luôn kiên cường hành đạo không mỏi mệt, không vụ danh lợi, dù làm tướng, làm quan hay làm lính “vẫn ra tay buồm lái với cuồng phong”. Nhờ thế, ông đã biến biển cả thành nương dâu, đồng ruộng Kim Sơn, Tiền Hải cho nhân dân ấm no. Nhất là ông đã biến những con người yếm thế thành những nam nhi anh hùng: ”Chí những toan xẻ núi lấp sông”, biến những tâm hồn tham danh lợi thành trong sáng thanh tao: ”Chẳng lợi danh gì lại hóa hay”. Một con người đầy chí khí không cầu thành công danh lợi, chỉ cầu thành nhân mưu ích cho đời: ”Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”.

Đức Giêsu đâu có thành công lúc sinh thời, nhưng đã thành Đấng Cứu Độ của muôn dân.

III. TÌM CÁI ƯU TIÊN CHO CUỘC SỐNG
Trong tất cả các tạo tạo vật nơi vũ trụ và tất cả các sinh vật trên mặt đất, mối quan tâm trước tiên của Chúa là con người, vì con người là một tuyệt tác phẩm của Thiên Chúa. Nếu Chúa quan tâm đến chim trời, đến hoa đồng cỏ nội, thì Chúa còn quan tâm hơn gấp bội đến con người, được tạo dựng giống hình ảnh của Chúa.

Nhưng chúng ta phải đặt vấn đề và giải quyết: Tại sao với đủ mọi thứ bảo hiểm cho thân xác mà ta vẫn cảm thấy bồn chồn lo lắng, chưa có hạnh phúc? Thưa, vì ta thiếu bảo hiểm cho tâm hồn. Khi mà chủ thể, cùng đích và lẽ sống của ta không phải là Chúa nhưng là thứ gì khác, và khi thứ khác đó bị mất đi, ta sẽ ngã gục, vì không còn gì để bám víu. Chúa không muốn ta để cho những hoàn cảnh hay trạng huống của cuộc sống điều khiển và chi phối. Chúa muốn ta sống thế nào để có thể cảm nghiệm được tình yêu và quan phòng của Chúa từ lúc này qua lúc khác, từ ngày nọ qua ngày kia. Để được như vậy, ta cần chiêm niệm Lời Chúa: ”Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và sự công chính của Người, còn mọi sự khác, Người sẽ ban cho”(Mt 6,33).

Truyện: Nguyên tắc sinh tồn
Một giáo sư thực vật học, tay cầm một hạt giống nhỏ mầu nâu và nói với cả lớp rằng:
- Tôi biết rõ hợp chất của hạt giống này. Nó gồm Hydro, carbon và nitro. Tôi biết đúng tỉ lệ và có thể tạo ra một hạt giống khác trông y như hạt giống này.
Một học sinh đứng lên hỏi:
- Thưa thầy, nếu đem hạt giống thầy chế tạo đó mà gieo xuống đất, nó có thể mọc lên không ạ?
Giáo sư trả lời:
- Với hạt giống của tôi, điều đó không thể được. Nhưng nếu tôi đem hạt giống mà Thiên Chúa đã làm ra, nó sẽ mọc lên thành cây, vì nó chứa đựng nguyên tắc mầu nhiệm mà chúng ta gọi là nguyên tắc sinh tồn.

Hạt giống là một cái gì chứa đựng sự sống. Con người, có thể với sự tài giỏi của khoa học, tạo ra những hạt giống tương tự hoặc tạo ra những người máy robot, song không thể tạo ra được sự sống được. Quyến sống chết chỉ duy nhất ở trong tay Thiên Chúa thôi.

Nếu Chúa đã nói: ”Các con đừng lo lắng về ngay mai: ngày mai, cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày đó”(Mt 6,34) thì chúng ta phải hiểu là: quá khứ đã qua đi rồi, hãy quên nó đi; hiện tại đang nằm trong tay, phải chu toàn nó; tương lai là của Chúa, hãy phó thác cho Ngài và sống trong an bình thư thái.
Share:

Tiền và Nước Trời

Có người đã luận bàn về đồng tiền như sau: Tiền có thể: - Mua được cao lương mỹ vị, nhưng không mua được sự ngon miệng - Mua được thuốc thang đắt giá, nhưng không mua được sức khỏe.


- Mua được chăn êm nệm ấm, nhưng không mua được giấc ngủ ngon lành.

- Mua được nhà cao cửa rộng, nhưng không mua được mái ấm gia đình.

- Mua được trò chơi giải trí, nhưng không mua được sự bình an thanh thản của tâm hồn.

- Mua được sách vở tài liệu, nhưng không mua được sự thông minh, kiến thức.

- Mua được bạn bè, nhưng không mua được tình nghĩa.

- Mua được trái tim, nhưng không mua được tình yêu.

- Mua được thân xác, nhưng không mua được tâm hồn.

- Mua được đời này, nhưng không mua được đời sau.

- Mua được con người, nhưng không mua được Thiên Chúa

- Mua được visa để đi khắp nơi trên thế giới, nhưng không mua được hộ chiếu để vào Nước Trời…

Bạn thân mến! Lời Chúa trong Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay cũng nhắc đến tiền của: “Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi tiền của được” (Mt.6:24)

Đồng tiền là vật có máu “lạnh”. Từ xa xưa ông cha ta đã nói: “Lạnh như tiền!” Tiền còn là bạc. Bạc không chỉ là một loại quí kim, mà còn có nghĩa là bạc bẽo, bạc tình, bạc nghĩa. Vì tiền mà mất chavmẹ, mất vợvchồng, mất anh em bạn bè...

Tiền bạc không ưa thích con người, nhưng con người ưa thích tiền bạc. Dù tiền rách, tiền bẩn, tiền cũ… người ta vẫn dành cho nó một cảm tình đặc biệt. Có ai chê tiền đâu! Từ người già cho tới em bé, ai ai cũng đều thích tiền .

Chúa Giêsu không bài bác tiền của, không phê phán sự giàu sang, cũng không bác bỏ người giàu. Ngài chỉ nhắc nhở về thái độ phải có đối với tiền của và cảnh cáo những người giàu có trong việc sử dụng đồng tiền.

Chúa Giêsu không bài bác tiền của, không phê phán sự giàu sang, cũng không bác bỏ người giàu. Ngài chỉ nhắc nhở về thái độ phải có đối với tiền của và cảnh cáo những người giàu có trong việc sử dụng đồng tiền.

Tiền của tự nó không xấu. Xấu hay tốt là tùy ở nhận thức, thái độ và cách sử dụng của con người. Chúa Giêsu lên án sự ham mê tiền của, đặt tiền của cao hơn Chúa, coi tiền của là mục đích của cuộc sống, đến nỗi dành hết sức lực, thời gian, trí tuệ để chiếm hữu thật nhiều tiền.

Tiền của cần thiết cho cuộc sống. Thế nhưng nó cũng là nguyên nhân cho biết bao băng hoại, tráo trở trong xã hội, đổ vỡ trong gia đình, hư đốn trong bản thân. Khi con người đề cao và bám víu vào tiền của, coi tiền của là vạn năng, là cùng đích của cuộc sống …thì con người sẽ trở thành nô lệ cho tiền của.

Tiền của có thể trở thành phương tiện giúp ta đạt tới đích điểm là Nước Trời, nhưng cũng có nguy cơ đẩy ta xa Chúa, đi tìm kiếm những sự phụ thuộc chóng qua của thế gian. Do đó, điều quan trọng là phải biết sử dụng tiền của như phương tiện để tìm kiếm Nước Trời. “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ khác, Người sẽ thêm cho” (Mt.6:33)

***

Tâm sự của con chim Sẻ:

Bạn thân mến! Tôi chỉ là con sẻ nhỏ. Một con chim thật tầm thường. Đời tôi cũng chẳng có giá trị gì nhiều, nhưng Thiên Chúa đã chăm sóc tôi…

Tôi không có kho lẫm, tôi không bao giờ gieo hạt hay gặt hái, nhưng Thiên Chúa đã ban cho tôi phần của một con chim sẻ, chỉ đủ dùng và không có được một hạt dư…

Tôi biết có nhiều con chim sẻ ở khắp nơi, nhưng khi một đứa trong chúng tôi bị rơi xuống đất, Cha trên trời cũng biết rõ điều ấy...

Dù nhỏ bé, nhưng tôi không bao giờ bị quên lãng – dù yếu đuối, nhưng tôi không bao giờ sợ hãi…Vì có Cha trên trời luôn nâng đỡ chở che …

Tôi bay lượn trong những khu rừng rậm rạp, hay nhẹ nhàng trên những khóm hoa – tôi không cần bản đồ hay la bàn, nhưng không bao giờ tôi lạc lối…

“Hãy nhìn xem chim trời…Cha anh em ở trên trời vẫn lo cho chúng! Anh em không đáng giá hơn các con chim ấy sao?... (Mt.6:26)

Bạn ơi! Vì thế xin đừng lo lắng !


(BĐ:Is.49:14-15 – BĐ2:1Cr.4:1-5 – PÂ: Mt.6:24-34)

Nguồn: Radio Veritas
Share:

Thứ Năm, 24 tháng 2, 2011

Đừng lo - Suy niệm Chúa nhật 7 TNA

Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được (Mt 6,24). Được hiện hữu trong đời là một hạnh phúc tuyệt vời. Từ hư không, mỗi người chúng ta được cha mẹ đưa vào đời qua sự quan phòng của Thiên Chúa. Mỗi người được chia sẻ và hưởng nếm cuộc đời trong một khoảng thời gian. So với đời đời, thì mỗi người chúng ta chỉ tham dự vào vòng xoay của bánh xe lịch sử một chút. Thời gian cuộc sống dài vắn không quan trọng. Quan trọng nhất là chúng ta sống làm sao cho những tháng ngày hiện hữu trên trần gian có ý nghĩa và giá trị. Chúa Giêsu khuyên dạy rằng: Vì vậy Thầy bảo cho anh em biết: đừng lo cho mạng sống: lấy gì mà ăn; cũng đừng lo cho thân thể: lấy gì mà mặc. Mạng sống chẳng trọng hơn của ăn, và thân thể chẳng trọng hơn áo mặc sao? (Mt 6,25). Ai sống lâu lắm cũng chỉ trên trăm tuổi. Điều quan trọng nhất là ngày chúng ta được sinh vào đời, cùng đồng hành với mọi người và đạt tới cùng đích của cuộc đời.

Nhìn vào mốc thời gian, đã có biết bao nhiêu con người đã xuất hiện và đã ra đi. Hình ảnh những người trai trẻ hay những ông bà cụ già cứ lần lượt biến đi khỏi cuộc đời. Chúng ta đã từng chứng kiến cảnh đưa tiễn người thân hay cảnh chết chóc hàng loạt qua sự cố như động đất, sóng thần, bão lụt hay tai nạn. Đã có biết bao nhiêu thế hệ của con người đã qua. Nhưng Thiên Chúa hằng hữu luôn quan phòng cho mọi loài Chúa đã dựng nên. Khi chúng ta có cơ hội nhìn xem những phim tài liệu về cảnh sống thiên nhiên, chúng ta mới cảm nhận được rằng sự quan phòng mầu nhiệm của Thiên Chúa vượt trên tất cả mọi dự trù của con người. Hằng năm, có cả triệu triệu con chim di chuyển từ Bắc Cực tới Nam Cực để tìm mồi và đến vùng nắng ấm để sinh sản truyền giống, sau đó lại bay trở về chốn cũ. Hãy xem chim trời: chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho; thế mà Cha anh em trên trời vẫn nuôi chúng. Anh em lại chẳng quý giá hơn chúng sao? (Mt 6,26).

Sự sống là một mầu nhiệm. Cuộc đời mỗi người dài vắn tuỳ theo số mệnh. Mỗi một ngày sống là một hồng ân. Có những người sống và làm nên tên tuổi. Có những người sống âm thầm lặng lẽ nhưng không thiếu giá trị. Chúng ta thường đánh giá đời sống con người theo những chức bậc, thành qủa mà họ đã làm nên và được ghi danh sử sách. Những ảnh hưởng của họ trên cuộc sống xã hội và con người được báo chí hàng năm đăng tải tên tuổi những người có quyền lực nhất trên thế giới. Theo báo IGN Entertainment, năm 2001 người có quyền lực số một là ông tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush, rồi đến thủ tướng Ý Silvio Berlusconi. Năm 2011, người có quyền lực nhất là tổng thống Trung Hoa Hu Jintao, rồi đến tổng thống Barack Obama. Đây là sự nhận định của nhà báo và sự đánh giá của con người xã hội. Chúng ta biết rằng dù ai tài giỏi, giàu có thế nào đi nữa, họ bước lên rồi lại có ngày bước xuống. Chẳng có ai nào cầm quyền mãi. Rồi cũng sẽ có ngày phải buông xuống, bỏ lại tất cả và ra đi. Trước mặt Chúa, tất cả sự khôn ngoan giàu có và quyền lực của con người chỉ là phẩn thổ.

Vậy, anh em đừng lo lắng về ngày mai: ngày mai, cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày ấy (Mt 6,34). Lo lắng tích trữ cho sự giàu sang của mình rồi được gì? Trong những ngày qua, đọc tin tức trên báo có nhiều sự cố xảy ra. Trên báo Daily News tường thuật vụ tự tử của Mark Madoff, con của một nhà tỉ phú tên là Bernie Madoff. Ông Mark cũng là triệu phú đã thắt cổ tự tử khi tuổi đời mới 46. Một hoàn cảnh thảm thương, ông bố tỉ phú bị kết án tù chung thân tới 150 năm vì tội tham lạm gian dối và lừa đảo tiền của. Mark Madoff không thể chịu sức ép tư bề bởi lề luật, toà án, dư luận và lương tâm. Anh đã kết liễu cuộc đời bằng một giây thòng lọng. Gia đình đã âm thầm viếng xác và thiêu xác một cách kín đáo. Ông bố trong tù cũng không muốn xin phép để về tiễn biệt con lần cuối. Tuần qua trên báo mạng New York lại loan tin một bà cụ tên Frida Tsirinsky, 86 tuổi sống ở Brooklyn đã bị người con trai Yefim Tsirinsky, 52 tuổi làm ngộp chết. Cũng chỉ vì đồng tiền đã làm mờ mắt và giết hại lương tâm. Anh đã lấy gối đè trên mặt mẹ cho ngộp thở và anh nói rằng đây là cách chết êm dịu. Để đi trọn cuộc lữ hành trần thế, chúng ta cứ phải phấn đấu không ngừng. Tôi thường có dịp đi thăm những người già cả trong vùng. Tôi không hiểu nổi tại sao có quá nhiều cụ già sống đơn côi trơ trọi một mình. Con cháu thì ít mà mỗi người lại sống một nơi. Khi bệnh hoạn nằm xuống, chẳng có người thân nào bên cạnh. Có một câu truyện xảy ra cách đây không lâu: Có một ông cụ tên Paul chết, tại một tiểu bang gần bên, nhưng người thân lại muốn mang xác về vùng Bronx này để chôn, vì xưa ông đã được rửa tội và lớn lên tại đây. Mọi sự sắp đặt gọn gàng, xác được đưa về nhà quàn, sắp xếp thánh lễ an táng và có huyệt mộ nơi nghĩa trang để chôn cất. Khi đưa quan tài vào Nhà thờ để được dâng lễ An táng, chỉ có hai nhân viên của nhà quàn đưa quan tài vào nhà thờ. Không có một người thân. Chỉ có linh mục dâng lễ và người đánh đàn hát lễ. Chỉ có thế. Thật buồn!

Trong những ngày qua, đã có những cuộc biểu tình chống đối chính phủ tại Ai Cập. Người dân xuống đường đòi quyền lợi và muốn truất phế tổng thống. Tổng thống Bosni Mubarak đã cầm quyền 30 năm. Cả cuộc đời ông đã góp nhặt làm giàu cho bản thân và gia đình với số tiền khổng lồ qua nguồn phú túc của dân nước. Ông bị dân chúng tẩy chay và ghét bỏ. Ông đã phải từ chức và bỏ lại sau lưng tất cả quyền lực và danh dự. Dĩ nhiên ông đã làm nhiều điều tốt đẹp cho đất nước và nhân dân. Nhưng chính sách của chính phủ cũng không tránh khỏi những sự đàn áp bạo tàn và đối xử bất công xã hội. Người dân trong nước bức xúc đã đứng lên đòi quyền lợi cho cuộc sống chung. Chúng ta thấy 30 năm nhiệt tâm phục vụ cho đất nước và dân tộc, cuối cùng ở tuổi đời 82, cũng phải buông xuống trong lao đao lận đận.

Làm sao chúng ta có thể tìm được ý nghĩa đích thực của cuộc đời? Một ngày kia, tôi có dịp vào thăm một nghĩa trang của Nhà Dòng Kín, miền bắc của Tiểu bang Nữu Ước, trên mộ bia người ta chỉ ghi ngày, tháng và năm lìa trần. Họ không ghi ngày sinh tháng đẻ. Nên chúng ta không biết họ sống bao nhiêu tuổi, nhưng chúng ta biết chắc chắn là họ đã hiện hữu trong cuộc đời này. Các Dì không tích trữ của cải đời tạm này. Các Dì đã hiến dâng cả cuộc đời âm thầm cầu nguyện cho mọi người và cho Giáo Hội. Nếu chúng ta chỉ nhìn ở những thành quả bên ngoài thì tưởng là các Dì không góp phần sinh hoa trái cho xã hội và con người. Thật ra các Dì đã có một đời sống sinh ích cho nhiều người qua cuộc sống nội tâm sâu xa và phong phú kết hợp với Chúa. Các Dì ra đi thanh thản và vui hưởng một cuộc sống viên mãn bên Chúa tình thương như Chúa đã hứa: Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho (Mt 6,33).

Chúng ta không thể cùng lúc làm tôi Thiên Chúa và tiền của được. Chọn Chúa và có Chúa, chúng ta sẽ có tất cả. Có Chúa làm chủ đời của chúng ta, chúng ta sẽ có sự khôn ngoan để đạt thành công trong mọi lĩnh vực. Như xưa vua Salômon đã không xin Chúa cho sống lâu, không xin giàu sang nhưng chỉ xin được ơn khôn ngoan để tài phán dân chúng. Chúa đã ban cho vua Salômon sự khôn ngoan: Ta làm theo như lời ngươi: Ta ban cho ngươi một tâm hồn khôn ngoan minh mẫn, đến nỗi trước ngươi, chẳng một ai sánh bằng, và sau ngươi, cũng chẳng có ai bì kịp (1 V 3,12). Khi Salômon có sự khôn ngoan thì Chúa lại ban thêm cho của cải dư dật: Cả điều ngươi không xin, Ta cũng sẽ ban cho ngươi: giàu có, vinh quang, đến nỗi suốt đời ngươi không có ai trong các vua được như ngươi (1 V 3,13). Chúng ta cũng nên tập sống phó thác vào sự quan phòng của Chúa, Chúa sẽ không để chúng ta phải thất vọng. Vì thế, anh em đừng lo lắng tự hỏi: ta sẽ ăn gì, uống gì, hay mặc gì đây? (Mt 6,31). Cũng nên nhớ rằng Chúa ban cho chúng ta có trí khôn, có khả năng và sức khoẻ để làm việc và sinh hoa trái. Chúng ta không thể ngồi đó mà chờ sung rụng, mà phải nỗ lực với khả năng của mình để sinh lợi cho cuộc sống.

Người ta thường nói: Cọp chết để da, người chết để tiếng. Cái gì sẽ còn lại sau cuộc sống này và cái gì sẽ có trong cuộc sống đời sau. Đây chính là then chốt và ý nghĩa của cuộc đời. Mọi người sẽ ra đi với bàn tay trắng, nhưng có những người ra đi còn bao nhiêu tiếng khóc tiếc thương, bao nhiêu nhớ nhung, biết bao thành tích đáng ca ngợi và sinh ích cho gia đình, tha nhân, xã hội và Giáo Hội. Bên kia sự sống, họ lại được đón nhận vào nơi hằng sống. Quả là một cuộc sống nhiệm mầu và ý nghĩa. Khi chọn Chúa làm gia nghiệp, chúng ta sẽ được tất cả. Còn nếu chúng ta ôm lấy của cải đời này làm chúa tể, khi mãn cuộc đời dương thế, chúng ta sẽ ra đi với bàn tay trắng. Không có hành trang và không có cùng đích. Chúng ta sẽ đi về đâu? Tay trắng sẽ hoàn trắng tay.

Lm. Giuse Trần Việt Hùng
Share:

Thứ Năm, 17 tháng 2, 2011

Học cách tha thứ

Biết tha thứ cho những người làm ta đau đớn sẽ mang lại một cảm giác yên bình mà ta không thể có được khi ôm lấy mối hận thù. Ngoài ra, tha thứ còn làm ta khoẻ mạnh hơn cả về thể chất lẫn tinh thần.

Một nghiên cứu tại Đại học Hope ở Michigan, Mỹ, đã cho thấy con người bị căng thẳng về tim mạch đáng kể khi họ hình dung kế hoạch trả thù những người làm đau mình. Nhưng sức ép sẽ giảm đi rất nhiều khi họ mường tượng đến cảnh tha thứ cho những người phạm lỗi. Các nhà khoa học tại Đại học Stanford cũng tìm thấy những ai biết thứ tha có các cơn giận dữ và triệu chứng stress ít hơn rất nhiều so với những người giữ mãi mối hận. 

Để vết thương mau lành, hãy làm theo những lời khuyên sau:

Đừng đợi nhận được lời xin lỗi

Thông thường chúng ta rất biết cách bảo vệ lẽ phải của mình: “Không lý gì tôi phải tha thứ cho hắn trước trừ phi hắn thừa nhận sai phạm và xin lỗi tôi.” 

Nhưng nếu chúng ta chấp nhận tha thứ trước khi nhận được lời xin lỗi thì chúng ta sẽ tránh được tình trạng tâm trí bị đeo đẳng bởi cơn giận dữ trong khoảng thời gian dài. Thường thì chính chúng ta mới là người gánh chịu các thiệt hại do sự tức giận gây ra. Điều này có khác gì bạn tự mình đặt niềm vui, sự thanh thản dễ chịu của bản thân vào tay người khác? 

Tìm cách thông cảm với sự xúc phạm

Người ta có thể đã hành động vì sự vô tâm, nỗi lo sợ hoặc niềm đau của chính họ. Có một câu nói rằng: Đằng sau bất kỳ hành động thô lỗ nào, thường là một chuyện đau lòng. 

Hãy tự đặt mình vào vị trí của người lầm lỗi, hoặc viết một bức thư cho chính mình dưới quan điểm của họ.

Đừng quên bản thân cũng từng gây ra không ít lỗi lầm

Thường sẽ đau đớn hơn rất nhiều khi chính mình phải suy ngẫm về lỗi lầm của mình. Nhưng cần phải làm thế để tìm lại sự cân bằng. Nhìn vào sự thật này để thấy rằng người khác có thể tha thứ cho mình thì tại sao mình không thể làm điều này nhỉ? 

Làm mới sự tha thứ

Những cảm giác đau đớn sẽ vẫn tồn tại cho dù bạn đã bỏ qua chuyện cũ. Có những lúc bạn sẽ cần phải làm mới lại sự tha thứ của mình. Nhưng vượt qua sự hận thù sẽ làm bạn thảnh thơi bước tiếp. Nghiên cứu cũng cho thấy những ai tha thứ sẽ cảm thấy nỗi đau không còn nặng nề như trước.

Cuối cùng, đưa bản thân vào danh sách tha thứ

Tha thứ cho người cũng chính là tha thứ cho bản thân. 


Sưu tầm
Share:

Học cách tha thứ

Biết tha thứ cho những người làm ta đau đớn sẽ mang lại một cảm giác yên bình mà ta không thể có được khi ôm lấy mối hận thù. Ngoài ra, tha thứ còn làm ta khoẻ mạnh hơn cả về thể chất lẫn tinh thần.

Một nghiên cứu tại Đại học Hope ở Michigan, Mỹ, đã cho thấy con người bị căng thẳng về tim mạch đáng kể khi họ hình dung kế hoạch trả thù những người làm đau mình. Nhưng sức ép sẽ giảm đi rất nhiều khi họ mường tượng đến cảnh tha thứ cho những người phạm lỗi. Các nhà khoa học tại Đại học Stanford cũng tìm thấy những ai biết thứ tha có các cơn giận dữ và triệu chứng stress ít hơn rất nhiều so với những người giữ mãi mối hận. 

Để vết thương mau lành, hãy làm theo những lời khuyên sau:

Đừng đợi nhận được lời xin lỗi

Thông thường chúng ta rất biết cách bảo vệ lẽ phải của mình: “Không lý gì tôi phải tha thứ cho hắn trước trừ phi hắn thừa nhận sai phạm và xin lỗi tôi.” 

Nhưng nếu chúng ta chấp nhận tha thứ trước khi nhận được lời xin lỗi thì chúng ta sẽ tránh được tình trạng tâm trí bị đeo đẳng bởi cơn giận dữ trong khoảng thời gian dài. Thường thì chính chúng ta mới là người gánh chịu các thiệt hại do sự tức giận gây ra. Điều này có khác gì bạn tự mình đặt niềm vui, sự thanh thản dễ chịu của bản thân vào tay người khác? 

Tìm cách thông cảm với sự xúc phạm

Người ta có thể đã hành động vì sự vô tâm, nỗi lo sợ hoặc niềm đau của chính họ. Có một câu nói rằng: Đằng sau bất kỳ hành động thô lỗ nào, thường là một chuyện đau lòng. 

Hãy tự đặt mình vào vị trí của người lầm lỗi, hoặc viết một bức thư cho chính mình dưới quan điểm của họ.

Đừng quên bản thân cũng từng gây ra không ít lỗi lầm

Thường sẽ đau đớn hơn rất nhiều khi chính mình phải suy ngẫm về lỗi lầm của mình. Nhưng cần phải làm thế để tìm lại sự cân bằng. Nhìn vào sự thật này để thấy rằng người khác có thể tha thứ cho mình thì tại sao mình không thể làm điều này nhỉ? 

Làm mới sự tha thứ

Những cảm giác đau đớn sẽ vẫn tồn tại cho dù bạn đã bỏ qua chuyện cũ. Có những lúc bạn sẽ cần phải làm mới lại sự tha thứ của mình. Nhưng vượt qua sự hận thù sẽ làm bạn thảnh thơi bước tiếp. Nghiên cứu cũng cho thấy những ai tha thứ sẽ cảm thấy nỗi đau không còn nặng nề như trước.

Cuối cùng, đưa bản thân vào danh sách tha thứ

Tha thứ cho người cũng chính là tha thứ cho bản thân. 


Sưu tầm
Share:

Thứ Ba, 15 tháng 2, 2011

Năm Sự Sáng


Thứ nhất thì ngắm:              
Đức Chúa Giêsu chịu phép rửa tại sông Giođan.
Ta hãy xin cho được sống xứng đáng là con cái Chúa.

Thứ hai thì ngắm:                
Đức Chúa Giêsu dự tiệc cưới Cana.
Ta hãy xin cho được vững tin vào quyền năng của Người.

Thứ ba thì ngắm:                 
Đức Chúa Giêsu rao giảng Nước Trời và kêu gọi sám hối.
Ta hãy xin cho được hoán cải và đón nhận Tin Mừng.

Thứ bốn thì ngắm:               
Đức Chúa Giêsu biến hình trên núi.
Ta hãy xin cho được lắng nghe và thực hành Lời Chúa.

Thứ năm thì ngắm:              
Đức Chúa Giêsu lập bí tích Thánh Thể.
Ta hãy xin cho được năng kết hợp cùng Chúa Giêsu Thánh Thể.






Share:

Năm Sự Sáng


Thứ nhất thì ngắm:              
Đức Chúa Giêsu chịu phép rửa tại sông Giođan.
Ta hãy xin cho được sống xứng đáng là con cái Chúa.

Thứ hai thì ngắm:                
Đức Chúa Giêsu dự tiệc cưới Cana.
Ta hãy xin cho được vững tin vào quyền năng của Người.

Thứ ba thì ngắm:                 
Đức Chúa Giêsu rao giảng Nước Trời và kêu gọi sám hối.
Ta hãy xin cho được hoán cải và đón nhận Tin Mừng.

Thứ bốn thì ngắm:               
Đức Chúa Giêsu biến hình trên núi.
Ta hãy xin cho được lắng nghe và thực hành Lời Chúa.

Thứ năm thì ngắm:              
Đức Chúa Giêsu lập bí tích Thánh Thể.
Ta hãy xin cho được năng kết hợp cùng Chúa Giêsu Thánh Thể.






Share:

Thứ Sáu, 11 tháng 2, 2011

Truyện trầu cau

Ngày xưa, một nhà quan lang họ Cao có hai người con trai hơn nhau một tuổi và giống nhau như in, đến lỗi người ngoài không phân biệt được ai là anh ai là em. Năm hai anh em mười bảy mười tám tuổi thì cha mẹ đều chết cả. Hai anh em vốn đã thương yêu ngau, nay gặp cảnh hiu quạnh, lại càng yêu thương nhau hơn trước. 
    Không còn được cha dậy dỗ cho nữa, hai anh em đến xin học ông đạo sĩ họ Lưụ Hai anh em học hành chăm chỉ lại đứng đắn nên được thầy yêu như con. ¤ng Lưu có một cô con gái tuổi chừng mười sáu mười bảy, nhan sắc tươi tắn, con gái trong vùng không người nào sánh kịp. 
    Trông thấy hai anh em họ Cao vừa đẹp vừa hiền, người con gái đem lòng yêu mến, muốn kén người anh làm chồng, nhưng không biết người nào là anh, người nào là em. 
    Một hôm, nhân nhà nấu cháo, người con gái lấy một bát cháo và một đôi đũa mời hai người ăn. Thấy người em nhường người anh ăn, người con gái mới nhận được ai là anh, ai là em. Sau đó, người con gái nói với cha mẹ cho phép mình lấy người anh làm chồng. 
    Từ khi người anh có vợ thì thương yêu giữa hai anh em không được thắm thiết nữạ Người em rất là buồn, nhưng người vô tình không để ý đến 
    Một hôm hai anh em cùng lên nương, tối mịt mới về, người em vào nhà trước; chàng vừa bước chân qua ngưỡng cửa thì người chị dâu ở trong buồng chạy ra lầm chàng là chồng mình, vội ôm chầm lấỵ Người em liền kêu lên, cả hai đều xấu hổ. Giữa lúc ấy, người anh cũng bước vào nhà. Từ đấy người anh nghi em có tình ý với vợ mình, càng hững hờ với em hơn trước. 
    Một buổi chiều, anh chị đều đi vắng cả, người em ngồi một mình nhìn ra khu rừng xa xa, cảm thấy cô quạnh, lại càng buồn tủi, vùng đứng dậy ra đị 
    Chàng đi, đi mãi cho đến khu rừng phía trước mặt, rồi theo đường mòn đi thẳng vào rừng âm ụ Trời bắt đầu tối, trăng đã lên, mà chàng vẫn cứ đị Đi đến một con suối rộng nước sâu và xanh biếc, chàng không lội qua được, đành ngồi nghỉ bên bờ. Chàng khóc thổn thức, tiếng suối reo và cứ reo, át cả tiếng khóc của chàng. Đêm mỗi lúc một khuya, sương xuống mỗi lúc một nhiều, sương lạnh thấm dần vào da thịt chàng, chàng chết mà vẫn ngồi trơ trơ, biến thành một tảng đá. 
    Người anh cùng vợ về nhà, không thấy em đâu, lẳng lặng đi tìm, không nói cho vợ biết. Theo con đường mòn vào rừng, chàng đi mãi, đi mãi, và sau cùng đến con suối xanh biếc đang chảy cuồn cuộn dưới ánh trăng và không thể lội qua được, đành ngồi bên bờ suối, tựa mình vào một tản đá. Chàng có ngờ đâu chính tảng đá là em mình! Sương vẫn xuống đều, sương lạnh rơi lã chã từ cành lá xuống. Chàng rầu rĩ khóc than hồi lâu, ngất đi và chết cứng, biến thành một cây không cành, mọc thẳng bên tảng đá. 
    ở nhà, vợ không thấy chồng đâu, vội đi tìm và cũng theo con đường mòn đi vào rừng thẳm. Nàng đi mãi, bước thấp bước cao, rồi cuối cùng gặp con suối nước sâu và xanh biếc. Nàng không còn đi được nữạ Nàng ngồi tựa vào gốc cây không cành mọc bên tảng đá, vật mình than khóc. Nàng có ngờ đâu nàng đã ngồi tựa vào chồng mình và sát đó là em chồng. Nàng than khóc, nhưng tiếng suối to hơn cả tiếng than khóc của nàng. Đêm đã ngả dần về sáng, sương xuống càng nhiều, mù mịt cả núi rừng, nàng vật vã khóc than. Chưa đầy nửa đêm mà nàng đã mình gầy xác ve, thân mình dài lêu nghêu, biến thành một cây leo quấn chặt lấy cây không cành mọc bên tảng đá. 
    Về sau chuyện ấy đến tai mọi người, ai nấy đều thương xót. Một hôm, vua Hùng đi qua chỗ ấy, nhân dân đem chuyện ba người kể lại cho vua nghe và đến xem. Vua bảo thử lấy lá cây leo và lấy quả ở cái cây không cành nghiền với nhau xem sao, thì thấy mùi vị cay caỷ Nhai thử, thấy thơm ngon và nhổ nước vào tảng đá thì thấy bãi nước biến dần ra sắc đỏ. Nhân dân gọi cái cây mọc thẳng kia là cây cau, cây dây leo kia là cây trầu, lại lấy tảng đá ở bên đem về nung cho xốp để ăn với trầu cau, cho miệng thơm, môi đỏ. 
    Tình duyên của ba người tuy đã chết mà vẫn keo sơn, thắm thiết, cho nên trong mọi sự gặp gỡ của người Việt Nam, miếng trầu bao giờ cũng là đầu câu chuyện, để bắt đầu mới lương duyên, và khi có lễ nhỏ, lễ lớn, cưới xin, hội hè, tục ăn trầu đã trở nên tục cố hữu của dân tộc Việt Nam.
Share:

Truyện trầu cau

Ngày xưa, một nhà quan lang họ Cao có hai người con trai hơn nhau một tuổi và giống nhau như in, đến lỗi người ngoài không phân biệt được ai là anh ai là em. Năm hai anh em mười bảy mười tám tuổi thì cha mẹ đều chết cả. Hai anh em vốn đã thương yêu ngau, nay gặp cảnh hiu quạnh, lại càng yêu thương nhau hơn trước. 
    Không còn được cha dậy dỗ cho nữa, hai anh em đến xin học ông đạo sĩ họ Lưụ Hai anh em học hành chăm chỉ lại đứng đắn nên được thầy yêu như con. ¤ng Lưu có một cô con gái tuổi chừng mười sáu mười bảy, nhan sắc tươi tắn, con gái trong vùng không người nào sánh kịp. 
    Trông thấy hai anh em họ Cao vừa đẹp vừa hiền, người con gái đem lòng yêu mến, muốn kén người anh làm chồng, nhưng không biết người nào là anh, người nào là em. 
    Một hôm, nhân nhà nấu cháo, người con gái lấy một bát cháo và một đôi đũa mời hai người ăn. Thấy người em nhường người anh ăn, người con gái mới nhận được ai là anh, ai là em. Sau đó, người con gái nói với cha mẹ cho phép mình lấy người anh làm chồng. 
    Từ khi người anh có vợ thì thương yêu giữa hai anh em không được thắm thiết nữạ Người em rất là buồn, nhưng người vô tình không để ý đến 
    Một hôm hai anh em cùng lên nương, tối mịt mới về, người em vào nhà trước; chàng vừa bước chân qua ngưỡng cửa thì người chị dâu ở trong buồng chạy ra lầm chàng là chồng mình, vội ôm chầm lấỵ Người em liền kêu lên, cả hai đều xấu hổ. Giữa lúc ấy, người anh cũng bước vào nhà. Từ đấy người anh nghi em có tình ý với vợ mình, càng hững hờ với em hơn trước. 
    Một buổi chiều, anh chị đều đi vắng cả, người em ngồi một mình nhìn ra khu rừng xa xa, cảm thấy cô quạnh, lại càng buồn tủi, vùng đứng dậy ra đị 
    Chàng đi, đi mãi cho đến khu rừng phía trước mặt, rồi theo đường mòn đi thẳng vào rừng âm ụ Trời bắt đầu tối, trăng đã lên, mà chàng vẫn cứ đị Đi đến một con suối rộng nước sâu và xanh biếc, chàng không lội qua được, đành ngồi nghỉ bên bờ. Chàng khóc thổn thức, tiếng suối reo và cứ reo, át cả tiếng khóc của chàng. Đêm mỗi lúc một khuya, sương xuống mỗi lúc một nhiều, sương lạnh thấm dần vào da thịt chàng, chàng chết mà vẫn ngồi trơ trơ, biến thành một tảng đá. 
    Người anh cùng vợ về nhà, không thấy em đâu, lẳng lặng đi tìm, không nói cho vợ biết. Theo con đường mòn vào rừng, chàng đi mãi, đi mãi, và sau cùng đến con suối xanh biếc đang chảy cuồn cuộn dưới ánh trăng và không thể lội qua được, đành ngồi bên bờ suối, tựa mình vào một tản đá. Chàng có ngờ đâu chính tảng đá là em mình! Sương vẫn xuống đều, sương lạnh rơi lã chã từ cành lá xuống. Chàng rầu rĩ khóc than hồi lâu, ngất đi và chết cứng, biến thành một cây không cành, mọc thẳng bên tảng đá. 
    ở nhà, vợ không thấy chồng đâu, vội đi tìm và cũng theo con đường mòn đi vào rừng thẳm. Nàng đi mãi, bước thấp bước cao, rồi cuối cùng gặp con suối nước sâu và xanh biếc. Nàng không còn đi được nữạ Nàng ngồi tựa vào gốc cây không cành mọc bên tảng đá, vật mình than khóc. Nàng có ngờ đâu nàng đã ngồi tựa vào chồng mình và sát đó là em chồng. Nàng than khóc, nhưng tiếng suối to hơn cả tiếng than khóc của nàng. Đêm đã ngả dần về sáng, sương xuống càng nhiều, mù mịt cả núi rừng, nàng vật vã khóc than. Chưa đầy nửa đêm mà nàng đã mình gầy xác ve, thân mình dài lêu nghêu, biến thành một cây leo quấn chặt lấy cây không cành mọc bên tảng đá. 
    Về sau chuyện ấy đến tai mọi người, ai nấy đều thương xót. Một hôm, vua Hùng đi qua chỗ ấy, nhân dân đem chuyện ba người kể lại cho vua nghe và đến xem. Vua bảo thử lấy lá cây leo và lấy quả ở cái cây không cành nghiền với nhau xem sao, thì thấy mùi vị cay caỷ Nhai thử, thấy thơm ngon và nhổ nước vào tảng đá thì thấy bãi nước biến dần ra sắc đỏ. Nhân dân gọi cái cây mọc thẳng kia là cây cau, cây dây leo kia là cây trầu, lại lấy tảng đá ở bên đem về nung cho xốp để ăn với trầu cau, cho miệng thơm, môi đỏ. 
    Tình duyên của ba người tuy đã chết mà vẫn keo sơn, thắm thiết, cho nên trong mọi sự gặp gỡ của người Việt Nam, miếng trầu bao giờ cũng là đầu câu chuyện, để bắt đầu mới lương duyên, và khi có lễ nhỏ, lễ lớn, cưới xin, hội hè, tục ăn trầu đã trở nên tục cố hữu của dân tộc Việt Nam.
Share:

Thứ Tư, 2 tháng 2, 2011

Mồng 2 Tết – Báo hiếu cha mẹ

Lời của bài Ơn nghĩa sinh thành mà chúng ta vẫn thường hát trong ngày mồng 2 tết mang tâm tình về công ơn cha mẹ.
1. Con ra đời có mẹ cha, là trời cao, biển lớn bao la. Từng ngày qua giữa tuổi ngọc ngà, con là nụ hoa bé nhỏ trong nhà. Nhờ công cha, nhờ nghĩa mẹ, con khôn lớn trong muôn lời ca.

2. “Nuôi con bằng sữa tình yêu và dạy con bằng tiếng thương yêu. Là nụ hoa bé nhỏ dại khờ, con nhờ mẹ cha mới trở nên người. Bàn tay cha, dòng sữa mẹ, con ghi nhớ không bao giờ quên.”

(đ.k.) Xin ơn trên đổ xuống muôn nhà, giúp mẹ cha ngày tháng an hoà bao nhọc nhằn sinh trái đơm hoa. Xin cho con ở giữa gia đình, sống làm sao đền đáp ân tình, ơn biển trời ghi khắc trong tim.
Con người chúng ta không phải từ trên trời rơi xuống hay từ dưới đất mọc lên. Tất cả mọi người có mặt trên trái đất này đều do cha mẹ sinh ra, do cha mẹ nuôi lớn. Đó chính là ơn nghĩa sinh thành và dưỡng dục. “Cây có cội, nước có nguồn, con người có tổ có tông: có cha có me,  có ông có bà”.
Thánh Augutino đã nói về sự lưu truyền các thế hệ một cách hình tượng như thế này: "Các thế hệ loài người trên mặt đất cũng giống như những chiếc lá trên cành cây. Trái đất mang những con người, như cây mang những chiếc lá. Trái đất đầy dẫy những con người kế tiếp nhau, người này chào đời, trong khi người kia vẫy tay giã biệt. Cây không bao giờ cởi bỏ bộ áo màu xanh của mình, nhưng xin hãy nhìn xuống gốc cây: các bạn đang đạp trên một tấm thảm đầy những chiếc lá khô mục" (Enarratio in Psalmum 101).
Những chiếc lá khô mục là hình ảnh rất ấn tượng để nói lên sự hy sinh tận tụy của cha mẹ, giờ đây đã trở nên như những chiếc lá khô mục cho thế hệ cháu con xanh tươi. Khi cho rước lễ, tôi nhìn thấy những bàn tay khô ráp, sần sùi, chai sạn… Điều đó diễn tả nổi vất vả, nhọc nhằn của những bậc cha mẹ.
Nhớ đến công ơn sinh thành, dưỡng dục, mời gọi tất cả chúng ta phải biết sống hiếu thảo, vâng lời, giúp đỡ cha mẹ lúc còn sống và cầu nguyện cho các ngài khi cha mẹ đã qua đời. Trong thánh lễ hằng ngày Giáo hội luôn luôn có lời cầu nguyện cho các bậc tổ tiên, ông bà cha mẹ và thân bằng quyến thuộc chúng ta đã qua đời. Vì thế tham dự thánh lễ hằng ngày là cách tốt nhất để kính nhớ ông bà tổ tiên. Chắc chắn là chúng không thể đền đáp đủ công ơn cha mẹ; nhưng điều mà ai cũng có thể làm được là đừng làm cho cha mẹ đau buồn, bằng việc nghe lời cha mẹ và sống một cuộc đời tử tế nên người.
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ, gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha. Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ, mây trời lồng lộng không phủ kín công cha. Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn, mang cả tấm thân gầy cha che chở đời con. Ai còn mẹ, xin đừng làm mẹ khóc. Đừng để buồn trên mắt mẹ nghe không”.
Ở đây, tôi cần lưu ý với anh chị rằng: báo hiếu cha mẹ, theo nghĩa đầy đủ, là biết ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ chúng ta: đó là cha xứ, thầy cô, những người chăm sóc dạy dỗ ta, bà con láng giềng, bạn bè ... 

Những người đi làm ăn, các bạn sinh viên đi học xa nhà nhớ về quê hương cũng là nhớ về cội nguồn của mình. Quê hương đó có cha mẹ, anh chị em, bà con, láng giềng, người thân và bạn bè. Quê hương là chùm khế ngọt, quê hương là tiếng chuông nhà thờ, quê hương là con đê, là lối đi về... Sau đây là tâm tình của một người xa quê đáng cho chúng ta suy gẫm:
Tôi về nơi ấy làng quê
Tiếng chuông vọng về nỗi nhớ.
Nghẹn ngào trong tim cái thuở
Trăng lên dưới bóng nhà thờ.

Tôi về nơi ấy tuổi thơ
Có con cào cào mắt trố,
Cánh chuồn mỏng như hơi thở
Đua nhau đuổi nắng quanh bà.

Vẫn con đường rợp bóng tre
Mùa thu nhuốm vàng ngọn lá.
Con bò nhà ai lặng lẽ
Nằm nhai lại cả nhọc nhằn.

Có người đi cả tháng năm
Có người ra thành thị ở.
Trăm năm vẫn hồi chuông đổ
Đêm đêm vọng mãi trong hồn.

Một người đi xa mà lúc nào cũng nhớ đến tiếng chuông nhà thờ thì không bao giờ người đó có thể hư hỏng được.

Ngày đầu năm, một cơ hội tốt để chúng ta tỏ lòng hiếu thảo với các bậc tổ tiên như: thăm viếng, chúc tết, giúp đỡ hoặc xin lễ cầu nguyện cho những người đã khuất. Tất cả đều là những nghĩa cử cần thiết, không thể thiếu được, khi chúng ta đã dành những ngày đầu năm này để nghĩ đến những người thân yêu của mình, để cầu mong ân lộc của những bậc tiền bối luôn che chở, độ trì cho chúng ta trong năm mới. Nhớ đến công lao sinh thành dưỡng dục của các ngài, chúng ta tỏ lòng biết ơn các ngài và nguyện sẽ tiếp tục sự nghiệp còn dang dỡ của các ngài, lo vun trồng tươi tốt những cây non là các thế hệ đến sau, để cho cây nhân sinh của dòng họ ta mãi mãi xanh tươi và đơm nhiều hoa trái, đóng góp với sự tốt tươi chung của Giáo hội và xã hội.

Lời cầu nguyện:

Lạy Chúa là Cha rất nhân từ, Chúa dạy chúng con phải giữ lòng hiếu thảo với bậc tiền nhân.Hôm nay, nhân dịp đầu năm mới, chúng con họp nhau nhớ đến tổ tiên và ông bà cha mẹ.Xin Chúa trả công bội hậu cho những bậc đã sinh thành, dưỡng dục chúng con.Và xin giúp chúng con luôn biết sống xứng đáng đạo làm con đối với các Ngài.
Share:
Được tạo bởi Blogger.

Thống kê

Top Menu

Theme Support